Thời gian vừa qua, một số chủ thể đã có những hành vi tự ý chặt hạ cây xanh đô thị mà không được phép. Hành vi này theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính. Vậy hành vi tự ý chặt hạ cây xanh đô thị bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tự ý chặt hạ cây xanh đô thị bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật hiện nay, có quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ cây xanh đô thị. Ô nhiễm môi trường hiện nay đang dần trở thành vấn nạn mang tính chất toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng, cây xanh là một trong những vấn đề cần phải được bảo vệ để chống lại hiện tượng ô nhiễm môi trường, tuy nhiên vấn đề bảo vệ cây xanh đặc biệt là cây xanh đô thị lại vô cùng khó khăn và phức tạp. Đây cũng được xác định là một trong những vấn đề không hề đơn giản. Mặc dù pháp luật đã có những quy định về vấn đề bảo vệ cây xanh đô thị, tuy nhiên, trên thực tế những hiện tượng phá hoại cây xanh đô thị vẫn đang diễn ra.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD ngày 13/9/2018 hợp nhất Nghị định về quản lý cây xanh đô thị, cây xanh đô thị được xác định là những cây xanh sử dụng vào mục đích công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng được trồng trong các khu vực đô thị. Hành vi tự ý chặt cây xanh đô thị là một trong những hành vi phá hoại môi trường và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh và vườn hoa. Theo đó thì hành vi tự tiện chặt cây xanh đô thị sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Đục khoét hoặc có hành bị đóng đinh vào cây xanh, cắt tỉa cành cây và lột vỏ thân cây trái quy định của pháp luật, có hành vi phóng uế quanh khu vực gốc cây;
– Chăm sóc hoặc có hành vi cắt tỉa cây không đúng quy định và không đúng quy trình kỹ thuật.
Thứ hai, và tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Đổ chất độc hại hoặc vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh, có hành vi đun nấu hoặc đốt gốc, có hành vi xây bục hoặc bệ quanh gốc cây trái quy định pháp luật;
– Trồng cây xanh trên các khu vực vỉa hè hoặc giải phân cách, trồng cây xanh trong các khu vực đường phố hoặc nút giao thông hoặc tại các khu vực công cộng không đúng quy định của pháp luật;
– Trồng các loại cây xanh trong danh mục cấm bị cấm trồng theo quy định của pháp luật hoặc các loại cây nằm trong danh sách cây trồng bị hạn chế khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Ngăn cản việc trồng cây xanh trái quy định của pháp luật;
– Trồng cây xanh khu vực đô thị không đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật và không đảm bảo đúng chủng loại, không phù hợp với tiêu chuẩn cây xanh và bảo đảm an toàn.
Thứ ba, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ cây xanh đô thị, hành vi tự ý dịch chuyển hoặc đào gốc cây xanh đô thị, hành vi chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, và bắt buộc phải trồng lại cây xanh sao cho đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm theo đúng chủng loại và tiêu chuẩn cây theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, người nào có hành vi tự tiện chặt hạ cây xanh đô thị thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Quy định về điều kiện chặt hạ cây xanh đô thị:
Theo như phân tích nêu trên thì hành vi tự tiện chặt hạ cây xanh đô thị được coi là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Để có thể chặt cây xanh đô thị thì cần phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD ngày 13/9/2018 hợp nhất Nghị định về quản lý cây xanh đô thị, có quy định về chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị. Theo đó thì có thể kể đến một số điều kiện để tiến hành hoạt động chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị như sau:
– Cây xanh đã chết hoặc đã bị đổ gãy, cây xanh đó nhận thấy có nguy cơ đổ gãy gây nguy hiểm trong quá trình đi lại của các phương tiện giao thông và các hộ dân khác;
– Cây xanh bị bệnh hoặc cây xăng đến tuổi già cỗi không còn đảm bảo an toàn trên thực tế;
– Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cần phải chặt hạ và dịch chuyển để đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án đầu tư đó.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về những trường hợp chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị cần phải tiến hành hoạt động xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể bao gồm những trường hợp sau:
– Cây xanh thuộc danh mục cây cần phải bảo tồn theo quy định của pháp luật;
– Cây xanh tạo ra bóng mát trên các khu vực đường phố;
– Các loại cây bóng mát và các loại cây đã được đánh số treo biển trong các khu vực công viên, các loại cây được bảo tồn trong khu vực công viên và vườn hoa, trong các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Cây bóng mát có chiều cao từ 10m trở lên và các loại cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức hoặc các cá nhân.
Đồng thời, có thể kể đến các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị như sau: Chặt hạ cây xanh đô thị để phục vụ cho tình thế cấp thiết, do thiên tai hoặc cây đó đã chết, cây xanh đỏ bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị thì cần phải có biên bản và ảnh chụp lại hiện trạng, sau đó cần phải báo cáo lại cho cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý cây xanh đô thị trọng nhất trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày thực hiện xong. Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị dịch chuyển cây xanh đô thị theo mẫu do pháp luật quy định, trong đơn đề nghị đó phải nêu rõ vị trí dịch chuyển vào vị trí chặt hạ cây xanh đô thị, nêu rõ kích thước và loại cây cần phải dịch chuyển, lý do cần phải dịch chuyển cây xanh đô thị đó;
– Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần phải chặt hạ hoặc dịch chuyển;
– Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý cây xanh đô thị. Trong trường hợp này được xác định là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian giải quyết cho quá trình cấp giấy phép chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị tối đa sẽ không kéo dài quá 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy phép chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị cho người nộp đơn. Trước khi tiến hành hoạt động chặt hạ hoặc dịch chuyển cây xanh đô thị thì các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện sẽ cần phải thông báo với chính quyền địa phương về vấn đề này. Việc chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng hoặc trong các khuôn viên của các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền quản lý thì cần phải đảm bảo quy trình kỹ thuật an toàn cho người và tài sản. Các đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật sẽ được giao trách nhiệm và nghĩa vụ chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng trong các khu vực công cộng đô thị trên địa bàn cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể nói, muốn chặt hạ cây xanh đô thị thì cây đó cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Các tổ chức và cá nhân muốn chặt hạ cây xanh đô thị thì cần phải xin cấp phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nếu như các cá nhân nào có hành vi tự tiện chặt hạ cây xanh đô thị mà không có giấy phép hoặc không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD ngày 13/9/2018 hợp nhất Nghị định về quản lý cây xanh đô thị, có quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị. Theo đó thì trong quá trình quản lý cây xanh đô thị các lực lượng chức năng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng với người dân cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị như sau:
– Chính phủ thống nhất vấn đề quản lý cây xanh đô thị, có sự phân công và phân cấp trách nhiệm phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nhà nước nói chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối phương sẽ phải có trách nhiệm đầu tư và phát triển cây xanh sử dụng trong các khu vực công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của cộng đồng và phục vụ cho lợi ích của toàn thể người dân;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải phối hợp và tăng cường khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức và cá nhân trong xã hội tham gia vào quy hoạch, tham gia vào quá trình chăm sóc và bảo vệ quản lý cây xanh đô thị, chống lại các hiện tượng phá hoại cây xanh đô thị trái quy định của pháp luật;
– Việc quản lý và phát triển cây xanh trong khu vực đô thị cần phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, cần phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo nên cảnh quan và bảo vệ môi trường đa dạng sinh học;
– Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới thì các đối tượng được xác định là chủ đầu tư sẽ phải đảm bảo quỹ đất cây xanh, cây xanh được trồng phải đảm bảo chung đúng chủng loại và phù hợp với tiêu chuẩn cây trồng quy hoạch chi tiết đô thị mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, và đồng thời sẽ phải có trách nhiệm chăm sóc bảo vệ cây xanh cho đến khi bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Trong quá trình xây dựng mới các khu vực đường đô thị thì cần phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kĩ thuật, trong quá trình cải tạo và nâng cấp đường đô thị, cải tạo và nâng cấp các công trình đường ống kĩ thuật thì cần phải lưu ý đến việc bảo vệ, chặt hạ hoặc dịch chuyển cây xanh, các chủ đầu tư cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cây xăng trên địa bàn biết về quá trình giám sát thực hiện này. Nhạc chặt hạ và di chuyển cây xanh đô thị và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD ngày 13/9/2018 hợp nhất Nghị định về quản lý cây xanh đô thị;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.