Tư vấn yêu cầu xác định cha cho con. Cha không nhận con có được áp dụng nghĩa vụ cấp dưỡng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi ạ: Bạn trai em làm ở Việt kiểm sát nhân dân tỉnh, sau thời gian yêu nhau sau khi nghe em đã có bầu mà bạn trai em chối bỏ trách nhiệm, bắt em đi phá thai nhưng vì thương con và lương tâm em không cho phép nên em đã giữ lại cái thai. Sau đó 1 tháng bạn trai em cưới vợ, đến lúc em bầu được 7 tháng em có nhắn tin bảo anh ấy chu cấp để em đừng thai và nuôi con nhưng anh ấy vẫn không chịu, một hai đòi đưa em đi phá trong khi đó cái thai đã được 7 tháng rồi...giờ em đã 1 mình sinh con, con em dã được 8 tháng, em gọi điện bảo đi xét nghiệm ADN vì anh ý bảo không phải con mình mà anh ý lại không chịu đi. Em đòi chu cấp tiền nuôi con vẫn không chịu, em muốn hai bên thống nhất với nhau chứ không muốn ra toà. Nhưng anh ta vẫn chối bỏ..Vậy giờ em có quyền được kiện không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
2.Giải quyết vấn đề
Theo như bạn trình bày, bạn và người kia không đăng ký kết hôn nhưng không ảnh hưởng đến mối quan hệ cha con giữa bố cháu và cháu.
Khoản 4 Điều 69 Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con được quy định theo pháp luật HN&GĐ như sau:
Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2.Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này,
Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Vì vậy, theo quy định trên bố cháu phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu. Để anh ấy phải chu cấp tiền nuôi dưỡng cháu thì trước hết phải có văn bản của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận anh ấy là cha đẻ của cháu.
Nếu anh ấy tự nguyện nhận con thì thủ tục xác nhận cha cho con được quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật hộ tịch.
“1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2.Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3.Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.”
Trường hợp anh ấy không muốn nhận con, còn bạn lại muốn xác định anh ấy là cha của con bạn – như vậy đã có tranh chấp về việc xác định cho con. Và theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật HN&GĐ 2014 :”Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu
Căn cứ Điều 5
“Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên thỏa thuận được với nhau, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không được trái đạo đức xã hội thì sẽ được Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên.Nếu như không thỏa thuận được bạn có quyền làm đơn gửi đến Tòa án quận/huyện nơi cử trú của anh ấy ( trường hợp hai bên thỏa thuận thì có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bạn cư trú) yêu cầu xác định anh ấy là cha của con bạn, đồng thời yêu cầu anh ấy phải cấp dưỡng cho cháu.