Tư vấn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em có hai câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: -Thứ nhất: Em muốn viết đơn tố cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân: Em xin nói qua thôi không được chi tiết: Gia đình em có địa chỉ thường trú tại xóm Liên Cơ - Thị Trấn Thông Nông - Cao Bằng. Bố em có mua 1 mảnh đất từ năm 1995 (Hiện đã dựng nhà trên đất) đã được cấp bìa đỏ có đầy đủ thủ tục giấy tờ. Nhưng đến năm 2011 sở tài nguyên môi trường có đi đo lại để đổi bìa màu hồng, hôm đi đo bố em không ở nhà, thì bà Hoàng Thị Nhình có chỉ mảnh đất trống đằng sau nhà bố em vẫn để con đường cho nhà bà Nhình đi lại (vì tình làng nghĩa xóm)Bà Nhình đã chỉ cho nhân viên địa chính đo vào đất của bà ta gần 80m2 và bây giờ bà ta cũng có bìa đỏ. bố em đã viết đơn khiếu nại lên UBND Thị trấn từ năm 2013 đến năm 2017 thì UBND Thị trân Thông Nông mời xuống giảng hòa, Bố em đều bị gia đình nhà bà Nhình chửi bới xúc phạm và giảng hòa không thành công. Sau đó bố em gửi đơn lên TAND Huyện Thông Nông - Cao Bằng mới được giải quyết mỗi lần tòa án đi xem xét hiện trạng đất đều bị gia đình nhà bà Nhình và 3 con gái của bà Nhình là Hứa Thị Hà - Phó chủ tịch Hội nông dân Huyện, Bà Hứa Thị Hương và Bà Hứa Thị Hiền đều là giáo viên tiểu học dạy học ở trong Huyện chửi bới xúc phạm chỉ tay vào tận chán. Em thấy rất bức xúc về hành động của những người gọi là có văn hóa này, em muốn viết đơn tố cáo lên cơ quan quản lý có liên quan đến nơi công tác của 3 con gái Bà Nhình nhưng không có chứng cứ vi deo quay phim gì có được không. Rất mong luật sư tư vấn giúp em. - Vấn đề thứ hai: Hiện giờ mảnh đất tranh chấp bố em vẫn chưa giải quyết xong em muốn nhờ luật sư giải quyết giúp cần thủ tục gì nhiều tư vấn hộ em sớm nhất có thể. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay giữa gia đình bạn và gia đình bà Nhình có tranh chấp về đất đai, phát sinh mâu thuẫn nên gia đình bà Nhình đã có những hành vi, lời nói xúc phạm đến bố bạn và gia đình bạn. Để giải quyết vấn đề này, cần xem xét các phương diện sau:
Thứ nhất, về hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bố bạn và gia đình bạn của người nhà bà Nhình.
Theo thông tin, vì vấn đề tranh chấp đất đai, khi bố bạn làm đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân thị trấn Thông Nông từ năm 2013 đến năm 2017, thì gia đình bà Nhình thường xuyên có hành vi chửi mắng, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của bố bạn và gia đình bạn. Khi gia đình khởi kiện lên Tòa Án thì mỗi lần Tòa án xuống xác minh thì những người con của bà Nhình là Hứa Thị Hà, Hứa Thị Hương và Hứa Thị Hiền đã tiếp tục chửi mắng, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bố bạn và gia đình bạn.
Về vấn đề này, căn cứ theo quy định của tại Điều 34
Do vậy, khi gia đình bà Nhình có hành vi chửi mắng, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bố bạn và gia đình bạn thì họ đang xâm phạm đến quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của bố bạn, và gia đình bạn, nên họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trường hợp này, với hành vi xúc chửi mắng, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì thành viên của gia đình bà Nhình có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
- Về việc bị xử phạt hành chính
Đối với hành vi có những cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5
- Về trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, nếu hành vi này gây ra sự xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bố bạn thì tùy vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà bà Nhình và những người con của mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác hoặc tội vụ khống. Cụ thể:
Tại Điều 155
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
…”
Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người phạm tội làm nhục người khác được xác định là người có các hành vi nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi xúc phạm thường được thể hiện bằng lời nói như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách, danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người khác, làm họ nhục nhã trước người khác. Hành vi này cũng thường thể hiện bằng hình vi bỉ ổi, hèn hạ (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu, như lột đồ, lột quần áo người khác trước đám đông.
Trường hợp người phạm tội có hành vi bịa đặt, loan truyền những thông tin mà biết rõ sai sự thật, để nhằm mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác thì người đó sẽ bị truy cứu về hành vi vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự. Cụ thể:
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
….”
Xem xét trong thông tin của bạn, bà Nhình và các con của mình có nhiều lần xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bố bạn và gia đình bạn, tuy nhiên, bạn không nói rõ, mức độ, tính chất của hành vi chửi mắng, xúc phạm như thế nào, có nghiêm trọng không, lời lẽ, hành vi, thái độ như thế nào, có công khai trước nhiều người hay không, mức độ ảnh hưởng như thế nào… Do vậy, tùy vào từng trường hợp mà trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu cũng được xác định cụ thể.
Trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền tố cáo lên cơ quan công an hoặc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại. Khi người xúc phạm bố mẹ bạn là cán bộ, công chức, viên chức thì bạn vẫn có quyền làm đơn phản ánh sự việc này cho cơ quan đơn vị nơi đang quản lý công tác của họ về tư cách của người cán bộ, người công chức nhà nước.
Tuy nhiên, kèm theo đơn tố cáo, đơn khởi kiện, bạn cần cung cấp các chứng cứ, chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp. Trường hợp bạn không có video, đĩa phim thì bạn vẫn có thể bổ sung lời khai của người làm chứng, bản ghi âm, ghi hình, tin nhắn thể hiện nội dung cho thấy hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của bà Nhình và những người con của bà đối với bố bạn. Trường hợp bạn không có bất cứ chứng cứ gì thể hiện thông tin, mà qua xác minh những người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của bố bạn không thừa nhận, cũng không có chứng cứ thì yêu cầu của bạn sẽ không được chấp nhận, và bạn có thể bị những người này tố cáo về việc vu khống theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự. Trường hợp này, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định cụ thể.
Thứ hai, về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn với gia đình bà Nhình.
Theo thông tin, bố mẹ của bạn có mua một mảnh đất từ năm 1995, có dựng nhà trên đất và hiện nay đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2011, Sở Tài nguyên và môi trường đã đi đo đạc lại để cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho các hộ dân, bà Nhình đã chỉ mảnh đất trống đằng sau nhà bố bạn để xác lập vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới của bà Nhình. Phần đất trống đằng sau nhà bố bạn, theo thông tin được xác định là thuộc phần đất của gia đình bạn trước đây, và gia đình bạn vì tình làng, nghĩa xóm mà để cho bà Nhình đi qua. Có thể thấy, hiện tại vụ việc của gia đình bạn là một vụ việc tranh chấp đất đai. Bởi theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Về việc giải quyết tranh chấp đất đai, theo quy định tại Điều 202, 203 Luật đất đai năm 2013, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
– Tranh chấp đất đai trước hết do hai bên đương sự tự hòa giải, thương lượng. Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Việc hòa giải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Nếu tranh chấp đất đai mà gia đình bạn và gia đình bà Nhình có Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ về nguồn gốc đất tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013, thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
Nếu tranh chấp đất đai mà gia đình bạn và gia đình bà Nhình đều không có Giấy chứng nhận hay một trong các loại giấy tờ gì liên quan đến phần đất tranh chấp thì hai bên có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
Trong trường hợp này, cho dù thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hay Tòa án nhân dân cấp huyện thì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn cần cung cấp các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan đến phần đất tranh chấp này thuộc về quyền sử dụng đất của gia đình bạn, và việc thỏa thuận về vấn đề đi lại trên phần đất này như hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính trước đây và những giấy tờ có liên quan.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bố bạn, gia đình bà Nhình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính, và phải bồi thường hoặc xin lỗi công khai. Trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có quyền thực hiện việc tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để yêu cầu của bạn được xác định là hợp pháp và được giải quyết thì bạn cần cung cấp chứng cứ, chứng minh về vấn đề này.