Tư vấn khi hết thời hạn thuê nhà mà bên thuê không trả nhà? Tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở.
Tư vấn khi hết thời hạn thuê nhà mà bên thuê không trả nhà? Tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi có cho bên B thuê 1 căn nhà. Đến nay bên B không chịu trả lại nhà mà còn chiếm đoạt nhà để ở trong một thời gian dài. Tôi muốn thuê Luật sư để nhờ Tòa án trục xuất bên B ra khỏi nhà. Xin hỏi tổng chi phí tôi sẽ phải trả cho việc thuê Luật sư và Tòa án là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Thứ nhất, đối với hành vi bên B không chịu trả lại nhà, chiếm đoạt nhà để ở trong một thời gian dài:
Căn cứ Điều 499 Bộ luật dân sự 2005 quy định chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau:
"Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết về việc đòi nhà;
2. Nhà cho thuê không còn;
3. Bên thuê nhà chết và không có ai cùng chung sống;
4. Nhà cho thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước."
Điều 495 Bộ luật dân sự 2005 quy định bên thuê nhà có nghĩa vụ như sau:
+ Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;
+ Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;
+ Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;
+ Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;
+ Trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thoả thuận.
Theo thông tin bạn cung cấp, thời hạn thuê nhà giữa mẹ bạn và bên B đã hết, mẹ bạn không muốn cho bên B tiếp tục thuê tuy nhiên bên B cố tình không trả lại nhà cho mẹ bạn, cố tình ở lại trong một thời gian dài, do đó, để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, mẹ bạn nên làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thuê nhà đang cư trú để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà.
Thứ hai, đối với trường hợp gia đình bạn muốn thuê Luật sư:
Theo quy định tại Điều 54 Luật luật sư 2006 thì khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cụ thể tại Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự như sau:
''1. Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.2. Khuyến khích văn phòng luật sư, công ty luật miễn, giảm thù lao luật sư cho những người nghèo, đối tượng chính sách.''
>>> Luật sư tư vấn đòi lại nhà khi hết thời hạn thuê: 1900.6568
Như vậy pháp luật chỉ có quy định về mức cao nhất cho 1 giờ làm việc của Luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện hành theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP là 1.210.000 đồng. Do đó mức thù lao khi bạn thuê Luật sư được tính dựa trên các căn cứ sau:
+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
Do đó, mức thù lao cụ thể để thuê một dịch vụ Luật sư phụ thuộc tùy vào nội dung, tính chất của vụ việc và thời gian, công sức của Luật sư và biểu phí của từng văn phòng luật sư.
Đối với mức án phí dân sự sơ thẩm, mẹ bạn là người khởi kiện thì mẹ bạn sẽ có trách nhiệm đóng tiền tạm ứng án phí. Tùy thuộc vào giá trị hợp đồng mà hai bên tranh chấp sẽ phải đóng tiền án phí tương ứng theo Danh mục ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12.
"2. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
a) từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng. |