Tư vấn hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Xử lý hành vi sử dụng đất không đúng mục đích.
Tư vấn hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Xử lý hành vi sử dụng đất không đúng mục đích.
Tóm tắt câu hỏi:
Ở địa phương tôi, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều trường hợp trồng cây lâm nghiệp trên đất trồng cây hàng năm nhưng theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính Phủ thì không xử lý được. Nhờ chuyên gia giải đáp!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định những hành vi bị cấm trong lĩnh vực đất đai như sau:
"1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013. Nghiêm cấm hành vi sử dụng đất không đúng mục đích.
Mặt khác, Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
"1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
>>> Luật sư tư vấn về
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâm nghiệp (đây là loại cây lâu năm) thì không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền, do đó sẽ không bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP.