Tư vấn giải quyết đơn tố cáo vi phạm chế độ một vợ một chồng. Quy định về xử phạt đối với hành vi ngoại tình - vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Tư vấn giải quyết đơn tố cáo vi phạm chế độ một vợ một chồng. Quy định về xử phạt đối với hành vi ngoại tình – vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư tư vấn: Tôi đã gửi đơn tố cáo (qua đường chuyển phát nhanh) về việc vi phạm chế độ một vợ một chồng đến cơ quan công an, họ đã gọi điện thoại mời tôi đến để gặp. Vì bận việc gia đình và ở xa nên tôi không đến được nên họ đã bảo tôi là không đến thì nên rút đơn về. Xin hỏi tôi không đến có được không và nếu không đến thì đơn của tôi có được trả lời không? Xin trân trọng cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Chuyên viên pháp lý LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quá trình giải quyết tố cáo;
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn là người nộp đơn tố cáo tới cơ quan công an tố cáo hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của cá nhân khác, do đó bạn được xác định là người tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2011. Điều 9 Luật Tố cáo 2011 quy định về nghĩa vụ của người tố cáo xác định bạn phải có các nghĩa sau khi nộp đơn tố cáo:
– Bạn cần nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
– Bạn cần trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của người bị tố cáo mà bạn đang có được;
– Bạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác những nội dung tố cáo của mình;
– Bạn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của người bị tố cáo (nếu các bạn tố cáo sai sự thật ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người bị tố cáo).
Đồng thời Điều 11 Luật Tố cáo 2011 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo xác định người giải quyết tố cáo có quyền yêu cầu bạn là người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của người bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo phải tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết đơn tố cáo: 1900.6568
Theo đó, việc công an yêu cầu bạn tới làm việc có thể coi là một phần của giai đoạn xác minh vụ việc, yêu cầu bạn làm rõ nội dung tố cáo phục vụ quá trình giải quyết đơn tố cáo của bạn. Trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Điều 13 Thông tư
Trong thời hạn giải quyết tố cáo (tối thiều là 30 ngày, tối đa 90 ngày theo quy định của Điều 21 Luật Tố cáo 2011), nếu không có căn cứ xác định nội dung tố cáo của bạn là đúng sự thật, tức người bị tố cáo không có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chống như bạn nêu thì theo quy định của Điều 25, Điều 26 Luật Tố cáo 2011, người giải quyết tố cáo sẽ ra kết luận giải quyết tố cáo với nội dung người bị tố cáo không vi phạm quy định của pháp luật, đồng thời gửi kết luật giải quyết tố cáo bằng văn bản tới người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
Như vậy, khi cơ quan thẩm quyền đã thụ lý, tiếp nhận đơn tố cáo của bạn thì họ sẽ phải có trách nhiệm giải quyết và gửi kết luận giải quyết tố cáo cho bạn khi có kết luận giải quyết. Việc bạn không tới gặp và làm việc trực tiếp với cơ quan công an không làm mất đi trách nhiệm giải quyết của đơn tố cáo của cơ quan công an nhưng có thể gây khó khăn nhất định trong quá trình xác minh của cơ quan công an.