Mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều người đã có thói quen tụ tập gây mất trật tự công cộng, nhưng ít ai biết rằng nó lại là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết sẽ bị phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết sẽ bị phạt thế nào?
Dịp lễ tết đang đến gần, nhiều người có hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự công cộng trong ngày tết. Hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định cụ thể về mức phạt tiền đối với người có hành vi sử dụng rượu bia gây mất trật tự công cộng. Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi sử dụng rượu/bia, có hành vi sử dụng các chất kích thích gây mất trật tự an toàn công cộng;
– Có hành vi tổ chức hoặc tham gia tụ tập nhiều người nơi công cộng gây mất trật tự an toàn công cộng;
– Để động vật nuôi gây thương tích cho người khác, hoặc để vật nuôi gây thiệt hại về tài sản cho các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Thả diều hoặc bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay tại các khu vực cấm, tại các khu vực cần được bảo vệ trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng tàu bay không người lái hoặc sử dụng các phương tiện bay siêu nhẹ tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục đăng ký và cấp phép bay tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc đã đăng ký tuy nhiên điều khiển phương tiện bay không đúng thời điểm, không đúng địa điểm, không đúng khu vực, không đúng tọa độ và giới hạn đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
– Có hành vi cản trở hoặc gây phiền hà cho người khác trong quá trình bốc vác, trong quá trình chuyên chở, giữ hành lý tại các khu vực như chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt … và các khu vực công cộng khác;
– Đốt hoặc có hành vi thả “đèn trời” trái quy định của pháp luật, không có đầy đủ hồ sơ và tài liệu mang theo trong quá trình khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi tổ chức có hoạt động bay của tao bay không người lái hoặc tổ chức các hoạt động bay cho các phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác và sử dụng các loại phương tiện này không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để có thể điều khiển;
– Tổ chức các hoạt động bay đối với các loại tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ khi các phương tiện này chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để có thể thực hiện thủ tục bay;
– Phun sơn hoặc gắn hình ảnh hoặc gắn nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại các khu vực dân cư, tại nơi công cộng, tại khu chung cư, tại nơi ở của công dân trái quy định của pháp luật hoặc tại các công trình khác khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, hành vi tụ tập ăn nhậu gây ồn ào và gây mất trật tự công cộng vào những khung giờ không được phép thì những đối tượng có hành vi tụ tập sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung được quy định cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Gây tiếng động lớn hoặc gây ồn ào, có hành vi huyên náo tại các khu vực dân cư, tại nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22.00 ngày hôm trước đến 06.00 sáng ngày hôm sau;
– Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong các khu vực nhà điều dưỡng, trường học hoặc những nơi khác mà pháp luật có quy định cần phải giữ sự yên tĩnh chung;
– Bán hàng ăn uống hoặc bán hàng giải khát quá giờ quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó thì có thể thấy, hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết có thể sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền cụ thể theo như phân tích nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết:
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn trật tự an ninh xã hội, phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bạo lực gia đình, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, hoặc lên đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, và tiền đến 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo đó thì có thể thấy, hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự an ninh xã hội ngày tết theo như phân tích nêu trên có thể bị phạt tiền với mức cao nhất lên đến 2.000.000 đồng. Vì vậy, thẩm quyền xử phạt hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự an toàn xã hội ngày tết trong trường hợp này sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự ngày tết hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm hại đến các đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ về tội gây rối trật tự công cộng căn cứ theo quy định tại Điều 318 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Hậu quả của tội phạm này được quy định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Hành vi khách quan của tội gây rối trật tự công cộng trong trường hợp này là hành vi phá vỡ tình trạng ổn định và có tổ chức của một cộng đồng nhất định. Hành vi đó có thể là lời nói như chửi bới hoặc hành động như tạo ra các âm thanh ầm ỹ bằng nhiều hình thức khác nhau.
Điều 318 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định 2 khung hình phạt chính. Khung hình phạt cơ bản được quy định là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).