Tứ Phủ Thánh Hoàng là nhánh quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng Đạo Mẫu ở nước ta. Dưới đây là bài viết về Tứ Phủ Thánh Hoàng là ai? Sự tích về Thập Vị Quan Hoàng?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tứ Phủ Thánh Hoàng là ai?
- 2 2. Thập vị Quan Hoàng gồm những ai?
- 3 3. Sự tích về các vị Thập Vị Quan Hoàng?
- 3.1 3.1 Đệ Nhất Thiên Tử (Ông Hoàng Cả Thượng Thiên):
- 3.2 3.2 Nhị hoàng tử, Thượng thư (Ông Hoàng đôi Khâm sai):
- 3.3 3.3 Tam Hoàng Tử Thủy Cung (Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ):
- 3.4 3.4 Tứ hoàng tử (Ông Hoàng Tư):
- 3.5 3.5 Hoàng tử thứ năm (Ông Hoàng Năm):
- 3.6 3.6 Lục hoàng tử (Ông Hoàng Sáu):
- 3.7 3.7 Hoàng tử thứ bảy của Bảo Hà (Ông Hoàng Bảy Bảo Hà):
- 3.8 3.8 Bát hoàng tử (Ông Hoàng Tám):
- 3.9 3.9 Cửu hoàng tử Cửa Cờn (Ông Hoàng Chín Cờn Môn):
- 3.10 3.10 Thập Hoàng Tử Nghệ An (Ông Hoàng Mười Nghệ An):
1. Tứ Phủ Thánh Hoàng là ai?
Tứ Phủ Quân Hoàng còn gọi là tứ phủ thánh hoàng hay thập vị quan Hoàng gồm có 10 vị quan Hoàng hầu hết được quy về làm con đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Trong đạo mẫu tứ phủ Thánh Quan Hoàng đứng sau ngũ vị tôn ông và tứ phủ thánh chầu đứng trên tứ phủ thành cô và tứ phủ Thánh Cậu.
Đây là những vị khi sống thì cứu nước giúp dân, khi mất lại hóa thần độ trì cho giang sơn xã tắc, cho nhân dân được yên bình.
2. Thập vị Quan Hoàng gồm những ai?
Đệ Nhất Thiên Tử (Ông Hoàng Cả Thượng Thiên)
Nhị hoàng tử, Thượng thư (Ông Hoàng đôi Khâm sai)
Tam Hoàng Tử Thủy Cung (Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ)
Tứ hoàng tử (Ông Hoàng Tư)
Hoàng tử thứ năm (Ông Hoàng Năm)
Lục hoàng tử (Ông Hoàng Sáu)
Hoàng tử thứ bảy của Bảo Hà (Ông Hoàng Bảy Bảo Hà)
Bát hoàng tử (Ông Hoàng Tám)
Cửu hoàng tử Cửa Cờn (Ông Hoàng Chín Cờn Môn)
Thập Hoàng Tử Nghệ An (Ông Hoàng Mười Nghệ An)
3. Sự tích về các vị Thập Vị Quan Hoàng?
3.1 Đệ Nhất Thiên Tử (Ông Hoàng Cả Thượng Thiên):
Quan Hoàng Cả ngài còn được gọi là Quan Hoàng Quận, là con của vua cha Bát Hải Động Đình. Ông có nhiệm vụ trông coi giữ sổ sách trên thiên đình, ông thường rong chơi khắp chốn bồng lai tiên cảnh. Khi dạo chơi trên thượng giới ông thường cưỡi con xích long. Khi dạo chơi trên mặt nước ông hoàng cưỡi lúc tam đầu cửu vĩ . Ông thường phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc kẻ học hành khoa cử. Ông hoàng cả không giáng trần nên không có thần tích về các hiện thân của ông và chính thế ông hầu như không có đền thờ chính. Nghe nói trước đây tại Lý Nhân Hà Nam cũng có một ngôi đền thờ ngài nhưng đã bị phá, hiện nay ông được phối hợp một ban riêng có tên là ban Quan Hoàng Quân ở đền Trung Suối Mỡ Bắc Giang
3.2 Nhị hoàng tử, Thượng thư (Ông Hoàng đôi Khâm sai):
Quan Hoàng Đôi là vị quan Hoàng thứ hai trong Thập vị Quan Hoàng. Có thần tích cho rằng Quan Hoàng đôi là con vua cha Bát Hải và ông hiện thân là Tướng Quân Nguyễn Hoàng ông theo lệnh vua cha giáng sinh lên cõi trần gian làm con trai thứ hai nhỏ họ Nguyễn. Sau đó ông trở thành danh tướng có công giúp nhà Lê trong công cuộc phù Lê dẹp Mạc.
Đền thờ Ông Hoàng Đôi được lập ở nơi mà xưa kia ông kéo binh về đóng ở đó gọi là đình Triệu Tường hay còn gọi là đền Quan Triều ở đất Tống Sơn núi Triệu Tường thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra ở Chèm Hà Nội cũng có một ngôi đền thờ ông gọi là đền Quán Triều
3.3 Tam Hoàng Tử Thủy Cung (Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ):
Ông Hoàng Bơ Quan Hoàng Ba hiện có ba đền thờ ngài là đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn Thanh Hóa đền Hưng Long tại Thái Bình, đền Vãn Ngang ở Đồ Sơn.
Quan Hoàng Bơ cũng có nhiều dị bản về thần tích. Theo đó có nơi cho rằng ông là con trai của vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông Hoàng Bơ thường Ngự dưới tòa Thủy Cung coi giữ việc trong đền Tản Thủy Phủ, có khi ông biến trên mặt nước hiện lên chân dung một vị hoàng tử có diện mạo phi thường cưỡi cá chép vàng. Đôi lúc ông biến hiện ngồi trên con thuyền đồng cùng các bạn tiên uống rượu ngâm thơ, đàn hát, chơi trăng đánh cờ, hưởng thú vui của các bậc cao nhân. Có điển tích nói rằng ông Bơ cũng là một người em trai thân cận bên quan lớn đệ tam khi thanh Nhàn ông thường ngự thuyền rồng cùng dạo chơi khắp chốn nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than vua cha phái ông lên khâm sài cõi trần độ cho kẻ buôn bán làm ăn, người học hành đỗ đạt.
Ông Hoàng Bơ liên quan đến đền Hưng Long Thái Bình kể rằng làng Kênh Xuyên thuở xưa có hai vợ chồng lão ông Trần Thái công và lão bà Đặng Thị Hiền nhân đức đã lớn tuổi mà chưa có con. Một đêm nằm mơ thấy một thánh nữ vô cùng xinh đẹp uy nghi mặc áo trắng đai Ngọc Lưu Ly dẫn đến một bé trai kháu khỉnh ngự tròng vàng nói: ta là con gái của Long Vương Thủy Tinh thấy vợ chồng ngươi siêng năng làm phúc nên cho Hoàng Tử Long Cung đầu thai làm con để lâu báo hiếu sau này sẽ cứu giúp dân lành nhiều phen. Sau đó Thái bà mang thai và hạ sinh một bé trai khôi ngô tuấn tú bé trai. Sau này lớn lên chỉ mộ về đạo phật không bằng chuyện hôn nhân. Năm 22 tuổi Minh Đức lập một Thảo am để hàng ngày nghiên cứu phật pháp sau khi thái ông Thái bà về tiên thì Minh Đức cũng đi đâu không rõ. Bỗng một đêm dân làng ai ai cũng đều mơ thấy một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú mặc áo trắng hiện lên trước mặt biển nói rằng ta là hoàng tử Long Cung giáng sinh vào để tạo phúc cho Thái ông Thái bà nay hết hạn ta về thủy cung dân làng thời phải nên thờ phụng Thánh Mẫu thủy tinh cho nghiêm cẩn như xưa.
3.4 Tứ hoàng tử (Ông Hoàng Tư):
Quan Hoàng Tư là người con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình có tước hiệu: Thượng Đẳng Thần Thủy Cung Hoàng Tử. Trong dân gian còn gọi là Quan Hoàng Tư Thủy Cung bởi ngài đứng thứ tư trong Tứ Phủ quan Hoàng được giao cho quản cai miền thủy cung coi giữ sổ đền rồng.
Có tài liệu cho rằng Quan Hoàng Tư chính là Tướng quân Nguyễn Hữu Cầu vị lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu vào thời vua Lê Trung Hưng.
3.5 Hoàng tử thứ năm (Ông Hoàng Năm):
Quan Hoàng Năm không giáng trần nên không có đền thờ riêng và thần tích về ngài. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng Ngài chính là Tướng Quân Hoàng Công Chất.
Rất rất hiếm khi Quan ngự đồng, nếu có thì mặc áo xanh thêu rồng, đầu chít khăn mỏ rìu hoặc mạng chéo, đi ghệt tay ghệt chân. Sau khi khai quang, Ngài ngự tọa, nghe văn hiến tửu rồi xe giá.
3.6 Lục hoàng tử (Ông Hoàng Sáu):
Quan Hoàng Lục là con trai thứ sáu của Cha Bát Hải Động Đình. Sự tích về Quan không được lưu lại chính xác, có người cho rằng An Biên Tướng Quân là hiện thân của Quan Hoàng Lục là tù trưởng ông vua người Tày cai quản đất Cao Bằng ngày nay.
Quan Hoàng Lục đứng sau Quan Hoàng Năm đứng trước Quan Hoàng Bảy. Quan Hoàng Lục rất ít khi về ngự đồng chỉ ngự khi tiệc chính hoặc thỉnh ông tại đền thờ chính. Khi về ngự đồng, mặc áo đỏ, cũng có nơi mặc áo đen hoặc áo xanh và thêu rồng hình chữ thọ, khoác áo choàng.
3.7 Hoàng tử thứ bảy của Bảo Hà (Ông Hoàng Bảy Bảo Hà):
Thất Hoàng Tử Bảo Hà là một trong những vị Thánh Hoàng Tứ Phủ – Đạo Mẫu. Ngày mồng 7 hoặc 17 tháng 7 âm lịch được coi là ngày tế Thất Hoàng tử
Tương truyền, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786), vùng Bảo Hà (nay là xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và biên giới phía Bắc thường nguy khốn. Tham vọng xâm lược của giặc Tàu và việc các tộc trưởng gây hấn với nhau đe dọa an ninh quốc gia.
Triều đình cử một danh tướng họ Nguyễn đến vùng này để trấn giữ biên cương. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Ngài, kẻ thù từ phương bắc đã bị đánh bại và các tộc trưởng cuối cùng đã ngừng thù địch với nhau. Từ đó Bảo Hà trở thành một trong những căn cứ quân sự trọng yếu bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Cuối cùng, vị tướng dũng cảm đã chết trong một trận chiến đẫm máu. Lúc Ngài bị giặc giết, gió bắt đầu nổi, mây cuộn lại thành hình ngựa trên bầu trời. Con ngựa tỏa hào quang rồi phi về phía Bảo Hà. Khi đến Bảo Hà; bầu trời đột nhiên quang đãng và những đám mây ngũ sắc biến thành Tứ Linh Thú.
Trong khi đó, xác của Ngài cũng bay trên sông đến cùng một địa điểm. Người dân địa phương với lòng tiếc thương sâu sắc cho vị tướng dũng cảm và dũng cảm, đã xây dựng một ngôi đền để tôn vinh Ngài.
3.8 Bát hoàng tử (Ông Hoàng Tám):
Quan Hoàng Bát xếp hàng thứ tám trong số Thập vị Thánh Hoàng của Tứ phủ, trước Quan Hoàng Chín Cờn sau Quan Hoàng Bảy Bảo Hà. Ngài là một nhân vật có thật, là một vị tướng tài của dân tộc Tày – Nùng ở vùng đất Cao Bằng thượng cổ.
Ông tên thật là Nùng Chí Cao, sinh sống vào thế kỷ XI dưới thời Lý Thái Tông, là con thủ lĩnh là ông Nùng Tôn Phúc và bà A Nùng.
Ngài được người dân tộc Tày ở vùng đất Quảng Nguyên suy tôn làm thủ lĩnh và sau này được nhà Lý phong chức Thái Bảo tướng quân và giao việc trấn giữ, bảo vệ cho vùng đất biên cương Cao Bằng.
3.9 Cửu hoàng tử Cửa Cờn (Ông Hoàng Chín Cờn Môn):
Quan Hoàng Chín Cờn Môn hay là Ông Chín Cờn là con đức Vua Cha Bát Hải đứng trước Quan Hoàng Mười, đứng sau Quan Hoàng Tám Bát Nùng. Sự nghiệp của ngài gắn liền với đất cửa Cờn (Nghệ An), vì thế nhân dân còn gọi Ngài là Ông Cờn Môn thanh liêm, biết giúp nước và trợ người hữu duyên.
Hương một triện lòng thành dâng tiến
Cung thỉnh mời Ông Chín Cờn Môn
Khâm thừa thượng đế chí tôn
Sai Quan Hoàng Chín Cờn Môn giáng trần
3.10 Thập Hoàng Tử Nghệ An (Ông Hoàng Mười Nghệ An):
Quan Hoàng Mười, là vị Thánh hoàng thứ mười tài hoa, văn võ kiêm toàn. Huyền tích về Quan Hoàng Mười có nhiều. Tương truyền Ông giáng sinh trên đất Nghệ An, với nhiều công lao, chiến công hiển hách, vì vậy được phụng thờ trong hầu khắp các đền phủ tín ngưỡng thờ
Ngoài ra Ông hay về giá ngự đồng, hầu như mỗi thanh đồng khi loan giá đều cung thỉnh Ông Hoàng Mười giá ngự.