Khi xã hội xảy ra những tranh chấp, tội phạm thì yêu cầu đặt ra cơ chế để trừng trị tội phạm, giải quyết tranh chấp, xử lý những vi phạm pháp luật, bảo đảm sự thương tôn của pháp luật. Từ đó đặt ra nhu cầu xây dựng tư pháp của mỗi nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Tư pháp là gì?
Tư pháp là thường được dùng thay cho khái niệm quyền tư pháp – một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật);hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
Ngoài ra, Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp.
2. Quyền tư pháp là gì?
Quyền tư pháp và quan niệm về quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp gắn liền với sự ra đời và phát triển của tư tưởng, học thuyết phân quyền.
Quyền lực nhà nước là quyền lực ủy quyền của nhân dân, quyền lực nhân dân quyết định mục tiêu, phạm vi, nội dung, cách thức sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước phụ thuộc và chịu sự kiểm soát của quyền lực nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước xuất phát từ nguyên lý chủ quyền nhân dân. Nhân dân, bằng quyền lực của mình thiết lập ra Nhà nước, ủy quyền cho Nhà nước thực hiện quyền lực nhân dân. Quyền lực nhà nước, xét về bản chất, là loại quyền lực không thể phân chia, chỉ thuộc về chủ thể duy nhất là nhân dân và được thống nhất ở nhân dân. Theo chiều ngang quyền lực nhà nước được phân thành: quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, quyền giám sát.
Quyền tư pháp được hiểu là khả năng và năng lực riêng có của
Quyền tư pháp mang bản chất dân chủ và pháp quyền, thể hiện ở xét xử và phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp, xung đột trong xã hội. Bản chất dân chủ thể hiện ở chỗ quyền tư pháp là quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bản chất pháp quyền thể hiện ở chỗ quyền tư pháp là quyền lực gắn liền với quyền con người, quyền công dân và pháp luật. Bản chất dân chủ và pháp quyền được thể hiện tập trung ở việc xét xử và phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp, xung đột trong xã hội.
Phạm vi của quyền tư pháp bao quát hết các quyền năng thuộc quyền tư pháp: quyền năng xét xử và các quyền năng khác. Theo tiến trình tố tụng, phạm vi của quyền tư pháp bao gồm từ hoạt động khởi kiện, khởi tố đến xét xử và kết thúc ở việc thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, quyền tư pháp có phạm vi quyền năng rộng lớn như vốn có của nó.
Quyền tư pháp bao gồm các nội dung đó là các thẩm quyền: xét xử và phán quyết về các tranh chấp, xung đột trong xã hội; giải thích pháp luật; tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng pháp luật; xây dựng và phát triển án lệ; xây dựng và phát triển cộng đồng Thẩm phán; kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các quyết định và hoạt động của các cơ quan nhà nước và của những người có chức vụ, quyền hạn; bảo đảm việc thi hành và chấp hành các bản án, các quyết định khác.
Nếu như quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ thì quyền tư pháp thuộc về Tòa án, do vậy, chủ thể của quyền tư pháp là Tòa án, chủ thể thực hiện quyền tư pháp là Tòa án.
Phương thức thực hiện quyền tư pháp gồm: tố tụng hiến pháp và các hoạt động tố tụng hiến pháp; tố tụng hình sự và các hoạt động tố tụng hình sự; tố tụng dân sự và các hoạt động tố tụng dân sự; tố tụng hành chính và các hoạt động tố tụng hành chính; tố tụng kinh tế và các hoạt động tố tụng kinh tế; tố tụng lao động và các hoạt động tố tụng lao động; các tố tụng khác và các hoạt động tố tụng khác.
Quyền tư pháp ở Việt Nam mang tính độc lập, tính đối trọng, sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp và quyền hành pháp, tính chính trị.
Tính độc lập của quyền tư pháp là đặc trưng cốt lõi của quyền tư pháp. Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp thể hiện ở những nội dung sau:
Độc lập về vị trí: quyền tư pháp có một vị trí độc lập như vị trí độc lập của quyền lập pháp, vị trí độc lập của quyền hành pháp
Độc lập về vai trò trong cơ chế quyền lực nhà nước: quyền tư pháp có có sự tác động quyền lực riêng, có chức năng riêng , có mối liên hệ tương tác với hai lĩnh vực quyền lực còn lại là quyền lập pháp và quyền hành pháp
Độc lập về quyền năng: quyền tư pháp bao gồm các quyền năng riêng có của mình: quyền năng xét xử và phán quyết, quyền năng giải thích pháp luật, quyền năng tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước, quyền năng xây dựng và phát triển án lệ, quyền năng xây dựng và phát triển cộng đồng thẩm phán, quyền năng giám sát thi hành án.
Độc lập về chủ thể thực hiện: độc lập của Tòa án, độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Độc lập của mỗi cấp xét xử: khi xét xử các Hội đồng xét xử hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Độc lập về phương thức thực hiện quyền năng: tố tụng tư pháp và các hoạt động tố tụng tư pháp.
Tính tuân thủ pháp luật, tính tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước công lý, trước pháp luật: hoạt động xét xử là một loại hoạt động áp dụng pháp luật, khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án độc lập trong việc đưa ra phán quyết (bản án, quyết định) và tự chịu trách nhiệm trước công lý, trước pháp luật về phán quyết do mình đưa ra.
Tính không được can thiệp có nghĩa là không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; nghiêm cấm mọi sự gây áp lực đối với Tòa án, Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử.
Tính thống nhất của quyền tư pháp ở nước ta thể hiện ở chỗ quyền lực nhà nước là thống nhất: thống nhất về bản chất, về mục tiêu, về định hướng hoạt động.
Tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta được hiểu ít nhất ở hai phương diện: 1, sự phối hợp của quyền tư pháp với quyền lập pháp, với quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực thống nhất; 2, sự phối hợp của cơ quan tư pháp (Tòa án) với các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp (Viện kiểm sát,
3. Chế độ tư pháp ở Việt Nam:
Quyền tư pháp thể hiện tập trung trong chế độ tư pháp, quyết định các đặc điểm, nội dung của chế độ tư pháp. Chế độ tư pháp là một bộ phận hợp thành của chế độ nhà nước, một bộ phận hợp thành của chế độ chính trị; là một bộ phận của mọi chế độ xã hội có giai cấp, gắn liền với công lý trong xã hội.
Chế độ tư pháp phát triển được hiểu là chế độ tư pháp độc lập, dân chủ, tiến bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, trong sạch, vững mạnh, nghiêm minh, từng bước hiện đại, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa tư pháp nhân loại.
Chế độ tư pháp không giữ kín mà để cho mọi người đều có thể biết. Tính công khai của chế độ tư pháp hàm chứa tính hợp pháp của nó. Công khai về chế độ pháp luật về tư pháp; công khai về tổ chức thực hiện quyền tư pháp – tổ chức của Tòa án; công khai về hoạt động thực hiện quyền tư pháp – hoạt động của Tòa án; công khai về kết quả hoạt động thực hiện quyền tư pháp – kết quả hoạt động của Tòa án; công khai về Thẩm phán.
Công khai về chế độ pháp luật về tư pháp: công khai quá trình xây dựng, ban hành, công bố và phổ biến tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nói trên; công khai các văn bản của Đảng về tư pháp. Công khai về tổ chức thực hiện quyền tư pháp: các Tòa án được thiết lập một cách công khai, dựa trên pháp luật, các cơ cấu tổ chức của các Tòa án được công khai, nơi làm việc của Tòa án được công khai.
Công khai về hoạt động thực hiện quyền tư pháp: Công khai về hoạt động thực hiện quyền tư pháp. Công khai về kết quả hoạt động thực hiện quyền tư pháp – kết quả hoạt động của Tòa án: công khai các bản án, quyết định; công khai các án lệ; công khai số liệu xét xử hàng năm, bao gồm số liệu tổng thể và số liệu về các loại án. Công khai về Thẩm phán: công khai về các tiêu chuẩn, phẩm chất của Thẩm phán, về quy trình bổ nhiệm và nhiệm kỳ của Thẩm phán, các biện pháp bảo đảm sự độc lập, bảo vệ Thẩm phán.
Chế độ tư pháp phải minh bạch. Tính minh bạch của chế độ tư pháp thể hiện ở việc: minh định rõ ràng, rành mạch vai trò, vị trí của quyền tư pháp trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị, tính rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, tính rõ ràng, rành mạch về phương thức thực hiện quyền tư pháp; phân biệt rõ ràng, rành mạch các cấp xét xử, các cấp Tòa án, phân biệt rõ ràng, rành mạch các loại hoạt động của Tòa án: hoạt động xét xử, hoạt động giải thích pháp luật, hoạt động tổng kết và hướng dẫn áp dụng pháp luật, hoạt động xây dựng và phát triển án lệ, hoạt động giám sát thi hành án, hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ Thẩm phán; các bản án, quyết định của Tòa án phải rõ ràng, hiểu được, thực hiện được.