Tự do hóa tài chính, hay quá trình làm giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, là một trong những nội dung quan trọng của quá trình tự do hóa kinh tế. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào giải thích về cụm thuật ngữ "Tự do hóa cơ chế tín dụng".
Mục lục bài viết
1. Tự do hóa cơ chế tín dụng là gì?
Như đã nói ở phần mở đầu, tự do hóa cơ chế tín dụng (Loại bỏ kiểm soát tín dụng), cụ thể nguồn vốn trong nền kinh tế được phân bổ dựa trên lãi suất thị trường và mức độ tin cậy của người đi vay chứ không phải bằng các biện pháp hành chính.
Tự do hóa hoạt động tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng là để việc cho vay của các ngân hàng thương mại phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng nguồn vốn của mình. Các ngân hàng thương mại tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc cho vay (quyết định đối tượng cho vay, khách hàng được vay, hình thức cho vay, mức cho vạy, thời hạn cho vay, thu hồi nợ,…). Đồng thời, các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau trong việc vay va cho vay. Nhờ đó, khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc tự do hóa hoạt động tín dụng. Họ có quyền lựa chọn vạy ở đâu, với mức vay bao nhiêu trên cơ sở các điều khoản thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng. Còn các ngân hàng thương mại sẽ cho vay và quản lý khoản vay của mình hiệu quả hơn.
Trong cơ chế tự do hóa hoạt động tín dụng, nhà nước sẽ giảm dần sự can thiệp vào việc phân bổ tín dụng của các ngân hàng thương mại, chuyển từ can thiệp trực tiếp (hạn mức tín dụng, các chương trình chỉ định tín dụng,…) sang can thiệp gián tiếp bằng việc tạo ra sự giám sát từ xa.
2. Các hình thức tín dụng hiện nay:
Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời gian luôn có một số người tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Hiện tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ tín dụng.
Như vậy, tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, nó để thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả hai bên cùng có lợi và mang tính thỏa thuận lớn.
Quan hệ tín dụng đã hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí mối quan hệ tín dụng thô sơ nhất được phát sinh ngày tư khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã. Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tín dụng mới có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tính dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tính dụng tiêu dùng. Mỗi một hình thức tín dụng đều có điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Tuy nhiên trong sự phát triển của mình, các hình thức quan hệ tín dụng trước không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng khi có sự ra đời một hình thức tín dụng mới. Ngày nay, tất cả các hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại và bổ sung lẫn nhau, và nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế.
3. Phân tích cụ thể hơn các hình thức tín dụng:
– Tín dụng nặng lãi: Đây là hình thức tín dụng xuất hiện khá sớm ở các nước trên thế giới, từ thời phong kiến, lúc đó, mối quan hệ tín dụng này diễn ra chủ yếu giữa địa chủ và nông dân, trong đó địa chủ là người cho vay và nông dân là người vay. Đặc điểm của tín dụng nặng lãi là lãi suất cao, mục đích vay để tiêu dùng. Khi vay bằng tiền thì trả bằng tiền hoặc trả bằng hiện vật. Hình thức tín dụng này hiện nay không được pháp luật Việt Nam cho phép, nhưng nhiều quốc gia vẫn cho phép áp dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do hệ thống tín dụng quốc gia chưa thực sự phát triển.
– Tín dụng thương mại: Bất cứ khi nào một công ty mua hàng từ nhà cung cấp và được quyền trả chậm hơn thời điểm mua hàng thì khi đó họ được cấp tín dụng thương mại. Nói chúng, tín dụng thương mại là nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến và quan trọng nhất đối với các công ty. Các doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phụ thuộc nhiều vào tín dụng thương mại để tài trợ cho hoạt động vì họ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ ngân hàng hay các nhà cho vay khác trên thị trường tài chính. Tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ tự nhiên, nghĩa là nó tự động tăng lên qua các giao dịch kinh doanh thông thường.
Tín dụng thương mại được chia làm hai loại là tín dụng thương mại danh f cho người mua và tín dụng thương mại dành cho người bán.
– Tín dụng ngân hàng: Trong các hình thức trên, thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ ngân hàng hiện này, tín dụng ngân hàng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên kia là các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thừa sang nơi tạm thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi.
– Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng giữa Chính phủ với các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Đây là hình thức tín dụng phát triển muộn hơn các hình thức tín dụng khác, trong điều kiện Chính phủ trung ương phát hành trái phiếu dể vay nợ và sử dụng nguồn vốn này cho nhu cầu đầu tư chung của Chính phủ. Sau này khi tín dụng nhà nước phát triển mạnh, thì tín dụng nhà nước không chỉ là phát hành trái phiếu của Chính phủ trung ương mà chính quyền địa phương cũng có nhưng nhu cầu như vậy để đáp ứng vốn đầu tư trong phạm vi hẹp hơn. Tín dụng nhà nước cũng không chỉ thuần túy là Nhà nước đi vay thông qua phát hành trái phiếu mà còn cả trường hợp nhà nước cho vay thông qua các tổ chức tài chính của Chính phủ. Tín dụng nhà nước còn được mở rộng phạm vi hoạt động, không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn có cả trên phạm vi quốc tế. Tín dụng nhà nước vừa là một công cụ tài chính của nhà nước, vừa là một công cụ mang tính chất kinh tế- chính trị quan trọng để xử lý các mối quan hệ quốc tế.
– Tín dụng tiêu dùng: Theo từ điển Oxford “consumer credit” được định nghĩa là khoản tiền cho vay khách hàng cá nhân để mua hàng hóa, dịch vụ, không phải để kinh doanh.
Theo Khoản 6, Điều 3,
Tín dụng tiêu dùng là một khái niệm rất rộng nhưng đều bao hàm các nội dung sau: Là quan hệ tín dụng; Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; Đối tượng vay là cá nhân, hộ gia đình.