Hủy hoại tài sản của mình có vi phạm pháp luật không? Một số vấn đề liên quan đến tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác?
Tự phá hủy đồ thuộc sở hữu của bản thân có thể do nhiều lí do. Một có thể do nóng giận tức thời hay có thể muốn chơi trội và cũng có thể người đó có vấn đề tâm lí hay cũng có thể do muốn review sản phẩm. Vậy việc mà một người tự phá hủy tài sản của họ có vi phạm pháp luật?
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hủy hoại tài sản của mình có vi phạm pháp luật không?
Hiện nay có một phong trào gọi là review sản phẩm bằng việc drop test điều này gần giống như việc bạn mua một tài sản mới muốn câu view câu like câu chia sẻ câu bình luận bằng việc tự đập phá đồ của bản thân để kiểm tra độ bền gây tác động mạnh về mặt thị giác đối với người xem. Tuy nhiên việc một người cố tình đập phá bằng bất cứ hình thức nào như là đốt cháy dùng hung khí đập phá hay thả rơi đồ có thể là một trong những mục đích cũng như hành vi cấu thành của việc làm hư hỏng đồ đạc tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp do tranh chấp cãi cọ hay gây gổ đánh nhau mà lỡ tay trong lúc nóng giận đập đồ phá hủy tài sản của bản thân. Về cơ bản quy định pháp luật thì việc tự đập phá đồ của mình sẽ không bị xử lí hay vi phạm pháp luật, tuy nhiên thì không phải mọi trường hợp khi đập phá đồ sẽ không bị xử phạt vì việc bạn đập phá đồ mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khách sẽ bị xử phạt.
Ví dụ như trong trường hợp một người bị xử lí vi phạm Luật giao thông đường bộ một người đã tự ý đốt xe máy của mình. Thì trong trường này chiếc xe được xác định là tài sản riêng của người lao động và cá nhân có quyền định đoạt tài sản, nhưng trong trường hợp này có vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên hành vi đốt xe sẽ bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ theo Điều 330,
2. Một số vấn đề liên quan đến tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác:
2.1 Các yếu tố cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác:
Căn cứ Điều 105
– Về khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản. Tài sản những có đồ đạc có giá trị
– Về chủ thể: là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ đã đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Theo quy định người nào từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi mức độ tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Về mặt khách quan: Hành vi khách quan làm hư hỏng tài sản, thể hiện bằng các hành vi như: đập, phá, đốt…Hậu quả: tài sản bị hư hỏng- là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Chú ý: Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có ở tội này, vì nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.
2.2 Mức phạt đối với tội phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác:
Mức xử lý hình sự đối với hành vi cố tình làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản của người khác được quy định cụ thể tại Điều 178 Bộ luật hình sự như sau:
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:
+ Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác mà giá trị tài sản bị hủy hoại là từ 02 triệu đồng đến không quá 50 triệu đồng.
+ Nếu giá trị tài sản bị hư hại đó là từ dưới triệu đồng trở xuống thì vẫn có thể bị truy tố hình sự nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
Trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác mà còn vi phạm.
Người phạm tội thực hiện hành vi khi trước đó đã từng bị kết án về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản trước đó nhưng chưa được xóa án tích.
Việc phạm tội gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn trong khu vực.
Tài sản mà bị hủy hoại là di sản hoặc cổ vật, do những đồ vật này có giá trị về vật chất, tinh thần hoặc giá trị nghiên cứu rất lớn, khả năng sẽ không có món thứ hai thay thế tương tự.
Tài sản bị hủy hoại là phương tiện kiếm sống chủ yếu của nạn nhân và gia đình.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp:
+ Tội phạm thực hiện hành vi phạm tội một cách có tổ chức.
+ Giá trị tài sản bị thiệt hại lên đến từ 50 triệu đồng tời 200 triệu đồng.
+ Tài sản bị hư hại, hủy hoại là bảo vật quốc gia.
+ Sự dụng thủ đoạn hoặc các vật liệu nguy hiểm để phạm tội như là chất gây cháy, nổ (xăng, dầu, bom, mìn, thuốc nổ,… ).
+ Thực hiện phạm tội để che dấu 1 tội phạm khác.
+ Phạm tội vì lý do công vụ của người có tài sản.
+ Có hành vi tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 05 đến 10 năm trong trường hợp: Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại là từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Phạt tù từ 10 đến 20 năm trong trường hợp: Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại là từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề, làm một công việc nhất định trong khoảng từ 01 đến 05 năm.
3. Trách nhiệm bồi thường dân sự khi hủy hoại tài sản người khác:
Căn cứ Điều 589
– Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
– Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng, khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại, hỏng hóc.
– Đền bù chi phí mà bên bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, chẳng hạn như chi phí để dập lửa khi bị cháy rừng, rồi chi phí để trồng lại số cây trên rừng đã bị cháy đó.
– Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.
Nếu người gây tội từ đủ 18 tuổi trở nên sẽ tự mình phải thực hiện dùng tài sản của mình để bồi thường. Nếu dưới 15 tuổi thì việc bồi thường sẽ do bố mẹ thực hiện nếu không đủ mà người dưới 15 tuổi có tài sản riêng sẽ dùng tài sản riêng để trả nợ. Nếu là người từ 15 tuổi đến 18 tuổi thì dùng tài sản của mình để bồi thường không đủ thì bố mẹ bù vào. Nếu người gây ra thiệt hại về tài sản của người khác mà bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện của họ sẽ dùng phần tài sản của người được giám hộ để đền bù, nếu không đủ thì sẽ dùng đến tài sản của người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được đó không phải lỗi của mình.
Như vậy, pháp luật không quy định hình thức xử lý đối với hành vi tự ý hủy hoại tài sản của mình mà không ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, gây thiệt hại đến người khác. Trong trường hợp tài sản hủy hoại không phải là tài sản của mình, người hủy hoại tài sản sẽ bị xử lý theo chế tài hình sự hoặc hành chính tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và tính chất hành vi.