Từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn, tài xế sẽ bị xử lý như thế nào? Các mức xử phạt đối với tài xế có sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện?
Việc sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đã không còn là vấn đề xa lạ đối với nước ta. Hằng năm những vụ tai nạn thương tâm xảy ra hầu hết là do tài xế sử dụng rượu bia trước khi lái xe.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn, tài xế sẽ bị xử lý như thế nào?
Khi tài xế được
Thứ nhất, đối với tài xế điều kiện xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Căn cứ tại điểm b, Khoản 10, Điều 5 của Nghị định 100/20119/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi từ chối thổi vào máy đo nồng đồ còn bị xử lý như sau:
“10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.”
Như vậy, chưa kể đến những lỗi khác của người điều kiện xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì mức xử phạt dao động từ 30 đến 40 triệu đồng
Thứ hai, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của
“8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.”
Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm g, khoản 10, Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể: “g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”
Thứ ba, đối với tài xế điều khiển phương tiện máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe)
Căn cứ theo quy định tại khoản 9, Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.”
Ngoài ra còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm e, Khoản 9, Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP , cụ thể: “ e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
Thứ tư, đối với người điều khiển xe đạp, xe máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với hành vi từ chối thổi máy đo nồng độ cồn sẽ bị xử lý như sau:
“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.”
Như vậy, việc từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn của tài xế sử dụng các phương tiện đi lại hoặc làm việc sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo loại phương tiện sử dụng. Ngoài mức xử phạt này thì trường hợp với mức độ nghiêm trọng có thể bị tước Giấy phép lái xe tối thiểu từ 22 tháng đến tối đa 24 tháng.
2. Các mức xử phạt đối với tài xế có sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện:
Việc sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông tại nước ta được xem là một vấn đề đáng báo động bởi số lượng tài xế sử dụng rượu bia xong vấn cố tình điều khiển phương tiện từ đó gây ra không ít vụ tai nạn chết người. Và mức xử phạt đối với hành vi này được quy định như sau:
Thứ nhất, đối với
Nồng độ cồn | Mức xử phạt chính | Hình thức phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng |
Thứ hai, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt cụ thể tùy thuộc vào nồng độ cồn như sau:
Nồng độ cồn | Mức xử phạt chính | Hình thức xử phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng |
Thứ ba, đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe)
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
Nồng độ cồn | Mức xử phạt chính | Hình thức xử phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng |
Thứ tư, đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi này như sau:
Nồng độ cồn | Mức xử phạt chính |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng q, 1 |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Như vậy đối với người điều khiển phương tiện đi lại hoặc làm việc tham gia giao thông nhưng có sử dụng nồng độ cồn thì tùy theo từng mức độ lượng cồn đo được trong cơ thể mà sẽ cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt theo quy định với mức hình phạt chính là phạt tiền và hình phạt bổ sung trong trường hợp mức độ nghiêm trọng cụ thể là bị tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.