Nghỉ việc có lương hoặc không lương là một trong những quyền của người lao động đã được pháp luật tôn trọng và ghi nhận. Vậy, người sử dụng lao động có hành vi từ chối cho lao động nghỉ không lương thì có bị phạt không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Công ty có được từ chối yêu cầu nghỉ phép không lương của người lao động?
- 2 2. Từ chối cho lao động nghỉ không lương có bị phạt không?
- 3 3. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với công ty không cho người lao động nghỉ phép không lương là bao lâu?
- 4 4. Nghỉ không lương có ảnh hưởng đến quá trình đóng BHXH?
- 5 5. Nghỉ không lương có được tính phép năm không?
1. Công ty có được từ chối yêu cầu nghỉ phép không lương của người lao động?
Nghỉ phép không lương là một trong các quyền của người lao động. Trong trường hợp cần thiết, người lao động có thể xin nghỉ không trái với quy định của pháp luật. Căn cứ tại Điều 115
– Người lao động hoàn toàn có quyền được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương. Nên phải có sự thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp dưới đây:
+ Cá nhân người lao động nghỉ việc để kết hôn, thì được nghỉ làm trong vòng 3 ngày làm việc;
+ Trường hợp con đẻ hoặc con nuôi của người lao động kết hôn thì pháp luật cho phép cá nhân nghỉ một ngày làm việc;
+ Khi gia đình người lao động có sự kiện đột ngột diễn ra cụ thể đó là Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết thì thời gian để người lao động được nghỉ là trong vòng 3 ngày;
– Đồng thời người lao động cũng được cho phép nghỉ không lương một ngày nhưng phải tiến hành thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột của người lao động chết; Hoặc cha hoặc mẹ người lao động kết hôn hoặc anh, chị, em ruột kết hôn cũng được hưởng một ngày nghỉ không lương;
– Pháp luật hiện hành cũng cho phép người lao động có thể tiến hành thỏa thuận với người sử dụng lao động để quy định số ngày nghỉ không hưởng lương;
Tóm lại, người lao động hoàn toàn được phép nghỉ việc một ngày không hưởng lương khi trong nhà có những sự kiện như người thân là ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội; anh, chị, em ruột qua đời hoặc khi bố hoặc mẹ người lao động kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn;
Trong tất cả trường hợp nêu trên thì trước khi nghỉ không lương người lao động phải thực hiện thông báo đến người sử dụng lao động trong khoảng thời gian hợp lý nhất;
Trường hợp người lao động xin nghỉ phép không lương theo đúng quy định thì công ty bắt buộc cần đồng ý với người lao động về việc nghỉ phép không lương này;
Ngoài ra, người lao động nghỉ không lương có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ thêm những ngày nghỉ khác. Nhà nước không có sự ràng buộc số ngày nghỉ không lương, các bên hoàn toàn có quyền thương lượng thỏa thuận rõ ràng với nhau và đạt được sự thống nhất giữa các bên và thời gian nghỉ của mình.
2. Từ chối cho lao động nghỉ không lương có bị phạt không?
Trong trường hợp người lao động xin nghỉ phép không hưởng lương mà nằm trong trường hợp đã được pháp luật quy định thì yêu cầu của người lao động hoàn toàn phải được chấp thuận. Trong trường hợp người sử dụng lao động từ chối lời đề nghị này mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay mức xử phạt hành chính đối với hành vi của người sử dụng lao động được ghi nhận tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi thì có thể áp dụng mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu có hành vi dưới đây:
+ Người sử dụng lao động không tuân thủ theo đúng quy định pháp luật không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương;
+ Đồng thời, không thực hiện đúng nghĩa vụ là thông báo bằng văn bản cho sở lao động thương binh và xã hội nơi tổ chức tiến hành làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
Đáng lưu ý: Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức phạt quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức khi có hành vi vi phạm sẽ bị xử với mức phạt tiền gấp hai lần.
Như vậy, hành vi từ chối cho người lao động nghỉ không lương của người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đến 10 triệu đồng.
3. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với công ty không cho người lao động nghỉ phép không lương là bao lâu?
Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi từ chối cho lao động nghỉ không lương phải được diễn ra trong một thời hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, những vấn đề về người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020. Theo đó thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là một năm trừ một số trường hợp sau đây:
+ Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm;
+ Những vấn đề liên quan đến quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường;
+ Thời hiệu 1 năm sẽ không áp dụng với những vi phạm về năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm;
+ Đối với những hành vi vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi người sử dụng lao động từ chối cho lao động nghỉ không lương là 01 năm.
4. Nghỉ không lương có ảnh hưởng đến quá trình đóng BHXH?
Liên quan đến vấn đề lao động thì các chế độ bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được quan tâm. Đối với trường hợp, cá nhân nghỉ không lương thì có được đóng bảo hiểm xã hội hay không thì phải căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2015, cụ thể như sau:
– Khi người lao động không thực hiện làm việc trên thực tế và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì người sử dụng lao động không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này sẽ không được tính vào thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội;
Như vậy, với hai quy định nêu trên cá nhân nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó sẽ không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.
5. Nghỉ không lương có được tính phép năm không?
Để trả lời được câu hỏi việc nghỉ không lương có được tính phép năm hay không thì bạn đọc cần tìm hiểu rõ các thông tin quy định của pháp luật về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm của người lao động.
Theo ghi nhận tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm của người lao động bao gồm:
– Cá nhân sau khi đã trải qua hết thời gian học nghề, tập nghề được quy định tại Điều 61 của
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi đã trải qua toàn bộ thời gian thử việc mà các bên đã thỏa thuận;
– Trong trường hợp người lao động nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Lao động thì thời gian nghỉ việc riêng này cũng được tính vào số ngày nghỉ hàng năm;
– Đối với trường hợp thời gian nghỉ việc hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng trong một năm;
– Khi người lao động xảy ra tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp và thời gian nghỉ việc của họ không quá 6 tháng sau khi đã cộng dồn;
– Người lao động do ốm đau phải nghỉ việc thì thời gian nghỉ do vấn đề này cộng dồn không quá 2 tháng trong một năm;
– Đối với người lao động nữ thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng được nằm trong trường hợp này;
– Thời gian để người lao động tiến hành tham gia các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật;
– Trong một số trường hợp người lao động phải nghỉ việc hoặc ngừng việc nhưng không do lỗi của người lao động thì thời Gian ngừng việc nghỉ việc này sẽ được tính vào thời gian làm việc;
– Ngoài ra, thời gian nghỉ vì bị tạm đình chị công việc nhưng sau đó kết luận là người lao động không có hành vi vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định nêu trên thì thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép của người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Lao động năm 2019;
– Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020;
– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;