Tư cách thương nhân của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp tư nhân là thương nhân?
Thương nhân là người kinh doanh hay họat động thương mại. Người kinh doanh, người hoạt động thương mại là tổ chức cá nhân thực hiện hành vi thương mại tức là thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vu trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Theo Luật Thương Mại 2005: “Thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật và các cá nhân tiến hành hoạt động thương mại có tính thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.” Với quy định này, người hoạt động thương mại phải có đăng ký kinh doanh mới được coi là thương nhân. Do vậy, sẽ có chủ thể kinh doanh mà không phải thương nhân.
Những điều kiện để trở thành thương nhân:
Thứ nhất, các chủ thể pháp luật được xem là thương nhân phải là các cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh và tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Và theo quy định này, thì cá nhân ở đây không chỉ là công dân Việt Nam mà còn có thể là công dân nước ngoài. Bên cạnh đó, tổ chức kinh tế phải được thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần lưu ý những trường hợp cá nhân không đủ điều kiện trở thành thương nhân bao gồm: người không có năng lực hành vi đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian tước quyền hành nghề vì buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, trốn thuế, làm hàng giả,…
Thứ hai, để trở thành hay được xem là thương nhân thì cá nhân, tổ chức kinh tế phải tiến hành hoạt động thương mại, tức là thực hiện hành vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại hay xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Thứ ba, cá nhân, tổ chức kinh tế được xem là thương nhân khi tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập về mặt pháp lí. Điều này có nghĩa là, cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào hoạt động thương mại hoặc giao dịch thương mại với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập.
Thứ tư, để trở thành thương nhân thì cá nhân phải đăng ký kinh doanh; còn tổ chức kinh tế sẽ xuất hiện với tư cách là chủ thể của pháp luật và đồng thời là thương nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan có thẩm quyền.
Thứ năm, các hoạt động thương mại phải được cá nhân, tổ chức tiến hành thường xuyên.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là duy nhất bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp, có quyền định đoạt với “số phận” của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vậy doanh nghiệp tư nhân hay chủ doanh nghiệp tư nhân là thương nhân? Cần xác định tư cách chủ thể khi thực hiện hành vi thương mại và đối tượng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định vấn đề này:
-
Giấy chứng nhận ĐKKD được cấp cho DNTN;
-
Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh được quy định cho DNTN
-
DNTN là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.
Chỉ trong các quan hệ tố tụng liên quan đến trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với doanh nghiệp thì chủ DNTN mới là nguyên đơn hoặc bị đơn trước cơ quan tố tụng.
Do vậy, nên xác định tư cách doanh nghiệp tư nhân là thương nhân và thuộc loại thương nhân là tổ chức kinh tế.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Ghi nhận nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Văn bản pháp luật hiện hành quy định về thành lập doanh nghiệp
– Quy định của pháp luật về cách đặt tên doanh nghiệp
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: