Tư cách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Số lượng các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về các loại hình doanh nghiệp. Sau một thời gian triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã trở thành một trong những loại hình công ty quan trọng nhất hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về quyền và lợi ích. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu tư cách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
1. Tư cách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Theo Điều 46
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”
Ta nhận thấy, theo Điều 46
Như vậy, pháp luật quy định số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ có tối thiểu là hai và tối đa không quá 50 thành viên.
Tư cách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định cụ thể là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức này không thuộc các trường hợp cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Khi các chủ thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể đó cần phải làm đầy đủ thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Khi đã đáp ưng đầy đủ hồ sơ thủ tục, doanh nghiệp của các chủ thể đó sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cùng với đó, các thành viên trong công ty sẽ được cấp một biên bản góp vốn, thông tin về quá trình góp vốn của từng thành viên. Tại thời điểm đó, tư cách thành viên của các chủ thể này đã phát sinh tạm thời. Chú ý rằng, khi nào số vốn đã cam kết nộp đầy đủ thì khi đó tư cách thành viên mới đầy đủ. Theo quy định của pháp luật, thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nếu quá thời hạn đó thành viên nào không nộp thì sẽ không còn là thành viên của công ty. Tư cách thành viên cũng không còn.
2. Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Thông qua quy định được nêu cụ thể bên trên ta có thể hiểu như sau:
– Về chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định sec được thành lâp với tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên; thành viên trong công ty có thể là tổ chức, cũng có thể là tổ chức, cũng có thể là cá nhân. Đây là dấu hiệu phân biệt loại hình công ty này với các loại hình doanh nghiệp khác. Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty thông qua cơ chế góp vốn cho phép công ty đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh ở quy mô lớn hoặc vừa phải; nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mặc dù bản chất đây là công ty đối vốn nhưng trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên vẫn tồn tại một số đặc điểm của công ty đối nhân, điều này được thể hiện ở chỗ số lượng thành viên được pháp luật giới hạn, các thành viên thường có mối quan hệ bạn bè thân thiết hoặc giữa những người thân trong gia đình. Từ đây có thể thấy được đây là tổ chức kinh doanh không quá cồng kềnh nhưng cũng không phải là lỏng lẻo.
– Về trách nhiệm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Khi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị cơ quan Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản mà tài sản của công ty còn lại không đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì thành viên của công ty không phải mất thêm tài sản của mình ngoài số vốn đã góp vào công ty để thanh toán cho chủ nợ. Điều này thể hiện cụ thể tại khoản 4 điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 với nội dung cơ bản như sau:
“Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.”
Thông qua quy định cụ thể nên trên thì ta có thể hiểu: Trách nhiệm hữu hạn là cơ chế bảo vệ rất tốt cho nhà đầu tư, giúp các chủ thể là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể tự tin sản xuất, kinh doanh, kể cả trong những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những khách hàng, chủ nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải thận trọng, điều tra kỹ càng về công ty trước khi quyết định giao dịch.
– Về tư cách pháp lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật đặt ra chế định pháp nhân vì cần thiết phải có sự tách biệt giữa công ty tồn tại độc lập, liên tục mà không phụ thuộc vào việc người thành lập ra nó bị chết,mất tích, hạn chế. mất năng lực hành vi dân sự hay bị tuyên bố phá sản.
– Về khả năng huy đông vốn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ không được quyền phát hành cổ phần. Vốn điều lệ của công ty không phân chia. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Dù không được phát hành cổ phần và bán cổ phiếu để huy động vốn, nhưng công ty có thể sử dụng những công cụ khác như vậy, phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh. Về mặt này, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh là không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giúp hạn chế rủi ro về tài sản cho người góp vốn: các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.
– Quản lý và điều hành công ty đơn giản do cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng khá chặt chẽ.
– Chuyển nhượng vốn trong công ty được quy định khá chặt chẽ do đó dễ dàng kiểm soát vốn góp và sự thay đổi của các thành viên trong công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giúp hạn chế được sự thâm nhập của người lạ.
Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
– Bởi vì những thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp nên sẽ khó khăn trong việc lấy được sự tin cậy tuyệt đối từ phía đối tác làm ăn, ảnh hưởng nhiều tới việc kinh doanh.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: sẽ bị hạn chế trong việc triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn do việc huy động vốn không thuận lợi (Không được phát hành cổ phiếu).
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: chịu sự điều chỉnh chặt chẽ từ pháp luật hơn so với các doanh nghiệp tư nhân.
– Số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: bị giới hạn không vượt quá 50 người.