Tư bản là gì? Bản chất và các hình thái của chủ nghĩa tư bản?

Tư bản là gì? Bản chất và các hình thái của chủ nghĩa tư bản? Khái niệm tư bán, các bản chất của tư bản, các hình thái của chủ nghĩa tư bán?

Tư bản là thể hiện của những hoạt động được tạo ra với lĩnh vực hay tính chất khác nhau. Trong đó có những sự tận dụng và khai thác nguồn vốn bên cạnh sức lao động. Từ đó mà các giá trị thặng dư được tạo ra. Với các tính chất phản ánh của C.mác, những hình thái trong xã hội chủ nghĩa tư bản thể hiện rõ nét trong doanh nghiệp. Cũng như mang đến bản chất cho phản ánh hoạt động của nhà tư bản và công nhân. Chủ nghĩa tư bản đưa đến những đặc điểm phản ánh cho tính chất xã hội bấy giờ.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Tư bản là gì?

Tư bản được nhìn nhận theo quan điểm ở những khía cạnh và góc nhìn khác nhau.

Theo Các Mác.

Trong các phân tích của ông, thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa. Bởi các tính chất phản ánh trên thị trường thể hiện rõ với các đảm bảo nhất định cho nhà tư bản. Tư bản là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Trong đó nhà tư bản với những nắm giữ trong khả năng chi phối thị trường cùng với các giá trị thặng dư. Thông qua việc sử dụng chúng gắn với tư liệu sản xuất. Người công nhân bán hàng hóa sức lao động mang đến thu nhập thể hiện qua tiền lương.

Trong khi nhà tư bản nhận về những lợi ích cho mở rộng quy mô, đưa những giá trị tích lũy vào tái đầu tư. Những máy móc công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, khi là tư liệu bóc lột mới là tư bản. Tức là gắn với tính chất cụ thể, vì lúc đó những thứ nói trên mới tạo ra giá trị thặng dư. Phản ánh đúng thực trạng trong xã hội với các lợi ích cho nhà tư bản và công nhân.

Tư bản hay vốn trong kinh tế học.

Các quan tâm được phản ánh trên nguồn vốn và giá trị kinh tế. Nói chung là những vật thể có giá trị được sở hữu càng nhiều của chủ thể nhất định. Khi đó, chủ thể đó mang đến sự nắm giữ quan trọng trong thị trường. Cùng với tính chất phản ánh đo lường sự giàu có của họ. Tư bản thể hiện những quan tâm và đo lường về tính chất vật chất với sở hữu của cá nhân hay tạo ra bởi xã hội. Với quan điểm này, người nắm giữ có thể được hiểu tương đương với nhà tư bản trong chủ nghĩa Mác.

Trong kinh tế học, việc nhìn nhận về định nghĩa tư bản cũng hết sức đa dạng. Mang đến nhận định khác nhau theo kinh tế, xã hội hay triết học.

Trong kinh tế học cổ điển.

Tư bản được định nghĩa là những hàng hóa sẵn có để sử dụng làm yếu tố sản xuất. Đóng góp các giá trị cho phục vụ sản xuất và có thể là bất cứ thứ gì mang đến giá trị. Bởi người  lao động là tác nhân tác động nên các yếu tố sản xuất. Nên họ không được coi là hàng hóa. Và trong quan điểm này, đất đai và người lao động không phải là yếu tố sản xuất. Như vậy có thể kể đến tư bản là mọi thứ như tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết,….

Trong lĩnh vực tài chính và kế toán.

Các yếu tố phản ánh trên giá trị vật chất thông qua nguồn lực tài chính được quan tâm. Các giá trị này cũng như phần tích lũy được tham gia vào các hoạt động đầu tư về sau. Do đó, tư bản được hiểu là các nguồn lực trong tài chính. Với vai trò đảm bảo nhằm duy trì hay bắt đầu một công việc kinh doanh. Đôi khi giá trị này còn được gọi là Dòng tiền hay Dòng luân chuyển vốn. Bởi nó đáp ứng cho các nhu cầu cụ thể trong đảm bảo hoạt động tài chính.

2. Bản chất và các hình thái của chủ nghĩa tư bản:

2.1. Bản chất:

Ở đây, có thể thấy những phản ánh rõ trong tính chất lao động của người công nhân. Họ không được trực tiếp nhận về những giá trị thặng dư làm ra. Bởi họ không bán lao động mà là bán hàng hóa sức lao động. Do đó các lợi ích chỉ được nhận về với giá trị của hàng hóa mà họ bán. Có thể thấy rõ hai bản chất như sau:

Bóc lột lao động của nhà tư bản – Cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa. 

Bóc lột phản ánh rõ với tính chất lợi ích trả lại cho người trực tiếp lao động. Khi các giá trị tạo ra từ lao động là những giá trị thặng dư. Tuy nhiên lợi ích đó phần lớn chi trả cho nhà tư bản. Và mang đến giá trị thặng dư trong khối tài sản lớn của họ. Người lao động không có trong tay vốn hay tư liệu sản xuất. Họ chỉ có thể bán đi hàng hóa sức lao động để tìm kiếm lợi ích. Từ đó phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Không có cơ hội hay khả năng tìm đến lợi ích lớn hơn.

Quan hệ mua bán thể hiện bản chất của mua bán hàng hóa sức lao động. Các giá trị vật chất quyết định rất lớn đến khả năng có thể trên thị trường. Với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhà tư bản càng phản ánh rõ lợi thế của mình. Họ có được nhiều giá trị khai thác tốt hơn. Càng như vậy giá trị của người lao động càng được đánh giá thấp. Tính chất bóc lột càng mang đến mức độ phản ánh nghiêm trọng.

Phân hóa xã hội. Đào sâu sự phân cực xã hội – hệ quả tất yếu của quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa. 

Phản ánh rõ với hai giai cấp. Với một giai cấp không thực hiện trực tiếp các hoạt động lao động. Tuy nhiên họ lại có phần lớn các lợi ích vật chất. Sự nắm giữ này mang tính ổn định và bền vững. Khi họ có khả năng xây dựng cho giá trị của mình ngày càng lớn. Bên cạnh sự giàu có là quyền lực, sự thống trị, áp bức đa số người trong xã hội.

Giai cấp thứ là những người thực hiện hoạt động lao động trực tiếp. Họ bán sức lao động nhưng giá trị nhận lại thấp so với giá trị thực tế tạo ra. Cho nên những người này không được đảm bảo với giá trị vật chất, là người nghèo khổ. Bên cạnh đó họ còn bi tước mọi quyền và bị áp lực. Sự phân hóa ngày càng rõ rệt khi nhà tư bản thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm giá trị thặng dư của mình.

Sự phân hóa giàu – nghèo đẩy tới cực độ mang đến sự phân cực xã hội vô cùng sâu sắc.

2.2. Các hình thái của chủ nghĩa tư bản:

– Tư bản thương nghiệp.

Là một bộ phận của tư bản công nghiệp, với tính chất của giai đoạn kinh doanh. Khi đó các nhu cầu trong tìm kiếm giá trị thặng dư được thực hiện trong thị trường. Được tách ra làm nhiệm vụ bán hàng để mang đến hàng hóa cho người tiêu dùng. Đồng thời nhà tư bản nhận về giá trị thặng dư sau khi đã trừ đi những chi phí bỏ ra. Nhằm mục địch tăng hiệu quả cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bởi đến thời điểm này, các lợi ích mới được tìm kiếm và phản ánh rõ rệt nhất.

– Tư bản cho vay.

Tính chất trong sản xuất kinh doanh cần được đảm bảo ổn định theo thời  gian. Do đó mà hình thái này ra đời nhằm huy động vốn để mở rộng sản xuất. Với các nhu cầu và tiềm năng nhà tư bản đánh giá trong hoạt động của mình. Phù hợp với sự phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ khi cần thiết có những cơ hội mới. Mang đến sự phát triển của nguồn cung đảm bảo với nhu cầu trên thị trường. Và các giá trị đi vay phản ánh nhu cầu cao hơn của nhà tư bản. Khi đến trình độ nào đó xuất hiện việc thừa hoặc thiếu tiền.

– Tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần.

Tính chất trong nguồn vốn tham gia vào sản xuất hay kinh doanh phản ánh hiệu quả khi có sự hợp tác. Cần thiết với huy động vốn từ nhiều nhà tư bản khác nhau với tiềm lực của họ. Do đó mà lợi ích cũng được phân chia hợp lý với những đóng góp. Các hợp tác tạo ra sức mạnh mới cho nhà tư bản, thông qua hiệu quả của nhiều nguồn tiềm năng.

Bộ phận tư bản này mang lại cho người chủ sở hữu nó khoản thu nhập của công ty. Các thu nhập cần phân chia phù hợp cho tính chất đóng góp. Từ đó mà cổ phần được hình thành để đo lường. Vốn ban đầu vẫn được tham gia trong các nhu cầu tìm kiếm giá trị thặng dư. Và đó là giá trị doanh nghiệp nhận được. Và nhà tư bản được chia lợi tức cổ phần – nguồn gốc từ giá trị thặng dư.

– Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa.

Đặc điểm của tư bản kinh doanh nông nghiệp là có ba giai cấp tham gia:

– Chủ tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Với các tiềm năng và lợi thế. Họ có vốn, có tư liệu sản xuất cùng với khả năng lãnh đạo. Hoặc chỉ đơn giản là không phải chủ đất, nhưng họ là người kinh doanh. Khi đó, người công nhân được thuê lao và trả lương cho sức lao động. Thời điểm này, phát triển hướng đến các giá trị tìm kiếm từ đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp. Và người lao động mang đến các giải quyết đối với công việc.

– Công nhân nông nghiệp. Là người được thuê để bán hàng hóa sức lao động. Làm việc theo phân công của chủ tư bản để mang đến lợi ích cho họ. Người công nhân được nhận lương cho việc làm của mình.

– Chủ đất. Người có đất nhưng không trực tiếp khai thác lợi ích nông nghiệp. Họ cho chủ tư bản thuê để thực hiện kinh doanh. Chủ đất nhận được những lợi ích nhất định và đảm bảo theo thỏa thuận của hai bên.

Nghiên cứu tư bản kinh doanh nông nghiệp ở đây là nghiên cứu bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng giá trị ruộng đất của chủ đất. Nó đem lai cho chủ sở hữu phần thu nhập gọi là địa tô .

    5 / 5 ( 1 bình chọn )