Cô bé bán diêm vốn sống trong một gia đình hạnh phúc và ấm áp. Tuy nhiên nhưng khi bà mất, gia đình tiêu sản thì em phải trải qua cuộc sống vất vả, khó khăn. Để các bạn học sinh có thêm tài liệu để ôn tập, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Truyện cổ tích: Cô bé bán diêm của tác giả An - đéc - xen. Mời các bạn tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm truyện cổ tích Cô bé bán diêm của tác giả An – đéc – xen:
1.1. Tác giả truyện cổ tích Cô bé bán diêm của tác giả An – đéc – xen:
+ Tác giả An – đéc – xen (1805 – 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen;
+ Quê quán: nhà văn người Đan Mạch
+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông sáng tác.
+ Phong cách sáng tác: Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên tình yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế giới.
+ Tác phẩm chính; Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,…
1.2. Tác phẩm truyện cổ tích Cô bé bán diêm của tác giả An – đéc – xen:
– Thể loại: Truyện ngắn
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm sáng tác.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
– Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bàn tay em đã cứng đờ ra –> Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gioa thừa giá rét
+ Đoạn 2: tiếp đến họ đã về chầu Thượng đế –> các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực.
+ Đoạn 3: Còn lại –> Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
– Giá trị nội dung: Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp và tràn đầy hạnh phúc của các trẻ em khác.
– Giá trị nghệ thuật: Với cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực, diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về số phận bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước tươi sáng, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
2. Soạn bài chi tiết tác phẩm truyện cổ tích Cô bé bán diêm của tác giả An – đéc – xen theo sách Kết nối tri thức
2.1. Soạn nội dung trước khi đọc bài Cô bé bán diêm:
Câu 1: Em hãy giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng?
Em đã xem nhiều bộ phim hoạt hình có nhân vật trẻ em, trong đó em ấn tượng và có nhiều cảm xúc nhất đối với bộ phim “Ngôi mộ đom đóm” của Nhật Bản. Bộ phim nói về sự khốc liệt của xã hội Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai và ca ngợi tình cảm anh em của hai đứa trẻ mồ côi. Hai anh em phải vật lộn với cái đói của chiến tranh, sự hắt hủi của người dì để có thể tồn tại. Không nhà cửa, không gia đình thậm chí không có gì để ăn khiến cuộc sống của hai đứa bé trở nên thiếu thốn, đáng thương nhưng hai anh em dành tình yêu thương cảm động và nhân văn cho nhau. Cuối cùng, hai anh em đã chết vì đói khổ và bệnh tật.
Câu 2: Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật?
Em rất ấn tượng với người anh Seita, cậu bé chỉ khoảng hơn 10 tuổi nhưng đã thay cha mẹ gánh vác nuôi em gái, cõng em qua hết chỗ này, chốn nọ, thậm chí đi ăn trộm và bị đánh để mang đồ về cho em gái. Cậu bé khiến em nghĩ tới chị gái em, chị luôn yêu thương em vô điều kiện như thế. Hai anh em đã chết vì bệnh tật và đói khổ. Điều đó khiến em cảm thấy chiến tranh thật độc ác, vô nghĩa và thấy yêu thương gia đình mình hơn.
2.2. Soạn nội dung bài đọc Cô bé bán diêm:
Câu 1: Điều gì sẽ đến với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa?
Giữa trời đông giá rét, em phải ra đường, tìm kiếm những nơi đông người qua lại đế bán những que diêm nhưng không ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
Câu 2: Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh như thế nào?
+ Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố. Nhà em rất nghèo nên phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà
+ Bố em khó tính, em luôn phải nghe lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm kiếm sống.
=> Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô đơn và đói rét.
+ Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét
+ Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt
+ Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần.
+Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm.
=> Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc.
Câu 3: Mỗi lần quẹt diêm, cô bé bán diêm nhìn thấy những hình ảnh gì? Đó là thực hay mơ?
– Khung cảnh giá lạnh của đêm giao thừa: Ngoài trời gió tuyết, mưa lạnh đối lập vớ khung cảnh các ngôi nhà ấm áp, sực mùi ngỗng quay và thức ăn đầy bàn, gia đình tụ tập đông đủ.
– Cô bé nhớ về dĩ vãng tươi đẹp, bà nội hiền từ nhân hậu trái ngược với thực tại cô bé vừa đói vừa rét.
– Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng quẹt hết những que diêm còn lại. Những ánh diêm và thế giới ảo mộng hiện ra. Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp:
+ Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi ấm áp gắn với thực tại phải chống chọi với giá rét khắc nghiệt. Cô bé vui sướng khi được chứng kiến ánh sáng của ngọn lửa, mở ra một thế giới ảo tưởng huy hoàng => thể hiện mong ước được sưởi ấm.
+ Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay => mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ. Cô bé đang bụng đói cồn cào và phải chống chọi với cái đói bằng giấc mơ.
+ Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Noel và nến sáng lung linh => Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình, khao khát được vui chơi của tuổi thơ sớm phải chịu thiệt thòi vì hoàn cảnh nghèo khổ.
+ Lần 4 quẹt diêm: Em bé đã gặp lại bà nội đã khuất. Em thấy bà nội mỉm cười với em. Thực ra đây không còn là ảo mộng mà là sự thực trước phút em bé bị chết rét => mong ước được ở bên nà mãi, được bà yêu thương, chăm sóc, vỗ về em. Tấm lòng nhà văn đã để em có những khoảnh khắc hạnh phúc được sống trong tình thương.
+ Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em ở lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay – họ về chầu thượng đế. Ánh sáng huy hoàng đón em về trời cùng bà chính là lời tiễn đưa đầy thương cảm dành cho 1 em bé ngoan.
=> Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những chuyển biến, biến đổi thể hiện mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn.
Câu 4: Điều gì đã xảy ra với cô bé bán diêm? Liệu có giống những dự đoán của em không?
– Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em. Một xã hội lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo. Tác giả dành cho em tất cả niềm thương cảm sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm. Bức thông điệp giàu tình người.
2.3. Soạn sau khi đọc Cô bé bán diêm:
Câu 1: Tác phẩm Cô bé bán diêm được kể theo ngôi thứ mấy?
– Tác phẩm Cô bé bán diêm được kể theo ngôi thứ ba (tác giả).
Câu 2: Vì sao cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế? Vì sao cô bé không dám trở về nhà?
– Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm giao thừa mùa đông đầy giá rét để bán được que diêm mang tiền về cho người bố.
– Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị bố em đánh đập, chửi rủa.
Câu 3: Các chi tiết nào miêu tả ngoại hình cô bé bán diêm? Những chi tiết này đã giúp cho em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật?
– Chi tiết miêu tả ngoại hình cô bé bán diêm kết hợp hoàn cảnh:
+ Đầu trần, chân đất, bông tuyết bám đầy trên tóc, đôi chân đỏ ửng rồi tím bầm lại, dò dẫm trong đêm đói rét.
– Những chi tiết đó giúp em hình dung ra cuộc sống đáng thương, cô độc, đói rét của cô bé bán diêm.
3. Tóm tắt tác phẩm truyện cổ tích Cô bé bán diêm của tác giả An – đéc – xen:
Cô bé bán diêm có một cuộc sống nghèo khổ, đáng thương. Em phải đi bán diêm để đưa tiền về cho cha trong đêm giao thừa. Trong đêm giao thừa, trời mưa rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói rầu rĩ trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sẽ bị bố đánh nếu ngày đó em không mang được tiền về cho lão. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Quá lạnh, em lấy hết can đảm để quẹt những que diêm để sưởi ấm. Quê diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em thấy được một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt đến que diêm thứ ba và thấy được cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư, em thấy bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết tất cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Em cầu khẩn bà hãy đưa ưa em đi. Nhưng mọi thứ tan biến khi que diêm tắt và cô bé đã chết cóng. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi. Sáng hôm sau, cô bé đã chết trong đêm giao thừa. Ngày đầu năm đường phố đầy tuyết hiện lên hình ảnh một thiên thần với nụ cười trên môi trên nền tuyết trắng. Có bé đã lên thiên đàng với bà của mình.
THAM KHẢO THÊM: