Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở. Xử lý hành vi lấn chiếm đất.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở. Xử lý hành vi lấn chiếm đất.
Tóm tắt câu hỏi:
A xây dựng căn nhà trên đất của mình, có một phần đất lấn sang đất của B. Sau đó B lấy căn nhà của A và trả cho A một khoản tiền phù hợp với căn nhà còn lại. Nhưng sau đó A áp dụng Khoản 2 Điều 270 Bộ luật hình sự 1999. Theo đó yêu cầu của A có hợp lý?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Điều 270 Bộ luật hình sự 1999 quy định Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở như sau:
''1. Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ hoặc tịch thu hoặc tịch thu.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.''
Cấu thành tội phạm Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở như sau:
– Khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về nhà ở thông qua hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.
– Khách quan: người phạm tội có hành vi chiếm dụng chỗ ở hoặc xây dựng nhà trái phép.
+ Chiếm dụng chỗ ở trái phép có thể được thực hiện bằng mọi hình thức (vũ lực hoặc các thủ đoạn khác) như vào nhà vắng chủ không được phép của chủ nhà hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đuổi người khác ra khỏi nhà để vào đó ở…
Nhà ở gồm nhà, công trình phụ, đất có nhà thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Người đang thuê nhà trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực cũng có quyền áp dụng quy định này.
+ Xây dựng nhà trái phép là xây nhà mà không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dù xây dựng trên đất thuộc sở hữu của mình. Trường hợp xây dựng nhà trên đất mà Nhà nước không cho phép xây dựng cũng thuộc quy định này.
Cả hai hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
– Chủ quan: là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 1999.
>>> Luật sư tư vấn về hành vi lấn chiếm đất qua tổng đài: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, A xây dựng căn nhà trên đất của mình, có một phần đất lấn sang đất của B. Sau đó B lấy căn nhà của A và trả cho A một khoản tiền phù hợp với căn nhà. Nếu trước đây A đã bị xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất hoặc đã bị kết án về Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.
Nếu trước đây A chưa bị xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất hoặc chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở thì A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 270 Bộ luật hình sự 1999.
Đối với hành vi lấn chiếm đất của A, A sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:
''Điều 10. Lấn, chiếm đất
…
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
… ''
Thêm vào đó, A cũng có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
– Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.