Truy cứu trách nhiệm hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy? Phân tích cấu thành tội phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy? Tàng trữ trái phép chất ma túy bị xử bao nhiêu năm tù?
Mục lục bài viết
1. Phân tích cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy:
Thứ nhất, dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định pháp luật hiện hành. Hành vi tàng trữ chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu chất ma túy. Các dạng hành vi này có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào, như cất giữ trong nhà, ngoài vườn..., cất giấu trong quần áo, tư trang, trong người...và bất kể thời gian bao lâu . Và hành vi cất giữ, cất giấu chất ma túy bị coi là trái phép khi các hành vi đó được thực hiện mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Có thể thấy, trong vụ án nêu trên, bị cáo Nguyễn Đình M có hành vi cất giấu ma túy trong người và thời gian mới chỉ là 30 phút từ lúc mua gói ma túy đến lúc bị cơ quan công an bắt giữ.
Thứ hai, dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạm
Hành vi cất giữ, cất giấu trái phép chất ma túy chỉ bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau:
Một là, chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 249 BLHS. Trường hợp này, chủ thể thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà họ đã thực hiện trước đó
Hai là, chủ thể đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Trường hợp này, chủ thể thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sau khi đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà họ đã thực hiện trước đó và chưa được xoá án tích.
Ba là, chủ thể đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của BLHS, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Trường hợp này, chủ thể thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sau khi đã bị kết án về một trong 4 tội (khác) quy định tại Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy) hoặc Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy) mà họ đã thực hiện trước đó và chưa được xoá án tích.
Bốn là, chất ma túy được tàng trữ trái phép có khối lượng tối thiểu 01 gam (nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao coca); 0,1 gam (Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR – 11); 01 kilôgam (lá cây coca, lá khát (lá cây Catha edulis), lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy) ; 05 kilogam (quả thuốc phiện khô); 01 kilôgam (quả thuốc phiện tươi); 01 gam (các chất ma túy khác ở thể rắn); 10 mililít (các chất ma túy khác ở thể lỏng)... Trong trường hợp tàng trữ nhiều chất ma túy khác nhau đòi hỏi tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy được Điều luật quy định.
Như vậy, theo quy định của Điều luật, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy bị coi là tội phạm khi khối lượng hoặc thể tích chất ma túy được tàng trữ đạt mức tối thiểu mà Điều luật quy định. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể được thay thế bằng dấu hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án...”.
Thứ ba, dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Một là, dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Hoà, đối với trường hợp người thực hiện hành vi cất giữ, cất giấu các chất được giám định không phải là chất ma túy nhưng lại ý thức rằng đó là chất ma túy thì vẫn phải chịu TNHS về tội phạm này (theo khoản 1 Điều 249 BLHS) . Và quan điểm của bản thân cũng đồng ý với quan điểm về định tội danh trong trường hợp này.
Hai là, dấu hiệu mục đích phạm tội
Điều luật quy định: Người phạm tội “không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy”. Theo đó, hành vi cất giữ, cất giấu trái phép chất ma túy nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hoặc sản xuất trái phép chất ma túy không CTTP này.
2. Tàng trữ trái phép chất ma túy bị phạt bao nhiêu năm tù?
Tóm tắt câu hỏi:
Thân chào Luật Dương Gia! Anh trai tôi là 1 người nghiện ma túy. Đã đi cai nghiện (theo diện bắt buộc 2 lần). Ngày 11/3 anh trai tôi đi mua 200.000đ heroin (2 tep) về nhà sử dụng. Đang về thì bị công an phường Đồng Nguyên Từ Sơn Bắc Ninh bắt. Nay họ chuyển anh trai tôi lên Công An thị xã Từ Sơn tạm giam điều tra. Xin hỏi luật sư a tôi phạm tội gì mà bị phạt tù bao nhiêu năm ạ? Xin chân thành cảm ơn Luật Dương Gia!
Luật sư tư vấn:
Anh trai bạn là người nghiện ma túy, ngày 11/3 anh trai bạn đi mua 200.000 đồng heroin về nhà sử dụng, đang đi trên đường về thì bị công an bắt. Hành vi của anh trai bạn khi bị công an bắt đang là tàng trữ ma túy.
Theo quy định tại Điều 249
“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bịphạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ chất ma túy.
Mặt khách quan:
– Đối với tàng trữ trái phép chất ma túy: Mặt khách quan thể hiện qua hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Việc cất giữ chất ma túy phải không nhằm để mua bán hoặc nhằm để sản xuất trái phép chất ma túy khác với cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Việc cất giữ chất ma túy có thể ở trong người, để trong nhà hoặc bất cự chỗ nào (không kể trong thòi gian ngắn hay dài, số lượng nhiều hay ít).
– Lưu ý: Người cất giữ bất hợp pháp chất ma túy hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép của người đó, thì cũng bị coi là phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò đồng phạm (người giúp sức).
Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý;
Chủ thể:
Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ngươi tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Như vậy, do bạn không nói rõ khối lượng của heroin nên không thể đưa ra một mức phạt cụ thể cho hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Bạn có thể tham khảo phân tích trên cùng với Điều 249