Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là gì? Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
Hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại diễn ra ngày càng phức tạp với số lượng vụ vi phạm ngày càng tăng, thủ đoạn rất tinh vi, đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý để xử lý những pháp nhân thương mại vì lợi nhuận mà vi phạm pháp luật Nhà nước, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người dân, xâm phạm trật tự quản lý thị trường… Như vậy có thể nói việc Bộ luật hình sự 2915 quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là hợp lý và cần thiết.
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
- 1 1. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là gì?
- 2 2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân:
- 3 3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:
- 4 4. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại:
- 5 5. Điều kiện để pháp nhân thương mại phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
1. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là gì?
Thời hiệu truy cứ trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Khoản 2 Điều 2 Bộ luật hình sự 2015 quy định : chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân:
–
– Theo quy định tại Điều 75
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại. Việc thực hiện hành vi phạm tội phải do người đứng đầu pháp nhân thương mại (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) hoặc các cá nhân là thành viên của pháp nhân thương mại đã nhân danh pháp nhân thương mại đó thực hiện. Hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại có thể được thực hiện dưới các hình thức như: sử dụng danh nghĩa của pháp nhân; sử dụng con dấu của pháp nhân hoặc sử dụng nguồn vốn của pháp nhân…
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. Người đứng đầu pháp nhân thương mại hoặc các cá nhân là thành viên của pháp nhân thương mại đó khi thực hiện hành vi phạm tội đều phải hướng đến mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất cho pháp nhân thương mại của mình.
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Mọi chủ trương, kê hoạch, sự điều động cũng như hình thức và điều đ phương pháp thực hiện hành vi phạm tội đều được quyết định bởi sự quản lý, chỉ đạo điều hành hoặc chấp thuận của người đứng đầu pháp nhân thương mại. Ở đây, hành vi chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của người đứng đầu pháp nhân thương mại có ý nghĩa quyết định đối với hành vi phạm tội đã thực hiện vì nếu không có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của một hoặc một số thành viên của pháp nhân thương mại đã không được thực hiện.
+ Hành vi phạm tội chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 27 Bộ luật hình sự
3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:
– Khoản 2 Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, nội dung quy định này vừa khẳng định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, vừa chỉ rõ phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Theo đó, Điều 76 Bộ luật hình sự đã xác định phạm vi (giới hạn) các tội danh mà pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự. Cụ thể, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, một số tội phạm về môi trường và một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được xác định tại Điều 76 Bộ luật hình sự. Đó là:
+ Tội buôn lậu (Điều 188); tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195); tội đầu cơ (Điều 196)…
+ Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, để điều và phòng chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238); tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239)…
+ Tội tài trợ khủng bố (Điều 300); tội rửa tiền (Điều 324).
4. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại:
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 27 Bộ luật hình sự).
– Điều 3 Bộ luật hình sự quy định nguyên tắc: mọi hành vi phạm tội do người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật (các khoản 1, 2 Điều 3 Bộ luật hình sự). Để thực hiện nguyên tắc này, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong phạm vi chức năng, quyên hạn của mình phải chủ động đấu tranh chống tội phạm, thường xuyên có sự phối hợp để phát hiện kịp thời mọi hành vi phạm tội đồng thời xử lí những hành vi đó một cách nhanh chóng, công bằng, đúng pháp luật.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung được tính từ thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Nhưng ở một số trường hợp đặc biệt thì cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có điểm khác. Cụ thể: Đối với tội kéo dài, thời điểm để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm hành vi chấm dứt. Đối với tội liên tục, thời điểm để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi cuối cùng.
5. Điều kiện để pháp nhân thương mại phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự thì không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây:
+ 05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến ba năm).
+ 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù).
+ 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm)
+ 20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này m quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).
– Nếu các thời hạn trên đã qua mà các cơ quan bảo vệ pháp luật vì lí do nào đó không phát hiện được, hoặc phát hiện được nhưng bỏ qua không điều tra, truy tố, xét xử thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện.
Các thời hạn trên sẽ kéo dài thêm trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới
+ Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ (khoản 3 Điều 27 Bộ luật hình sự).
– Việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là đòi hỏi khách 1 và hết sức cần thiết. Quy định này khuyến khích người đã quan thực hiện tội phạm muốn được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước (được hưởng thời hiệu) thì phải thật sự hối cải, tự cải tạo, giáo dục, sống lương thiện ngoài xã hội.
– Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự; tội nhận hồi lộ thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự nên luật hình sự Việt Nam không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội này. Điều 28 Bộ luật hình sự quy định: “Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
+ Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
+ Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự;
+ Tội nhận hối lộ thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.