Phòng tư pháp là cơ quan giúp việc, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong các công việc chuyên môn. Trưởng phòng phải là người trực tiếp quản lý, điều hành cũng như tổ chức để phòng làm việc hiệu quả. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến chức danh này.
Mục lục bài viết
1. Trưởng phòng tư pháp là gì?
– Trưởng phòng Tư pháp là người đứng đầu Phòng Tư pháp. Người đứng đầu phải có năng lực, chuyên môn cũng như kinh nghiệm lãnh đạo, dẫn dắt.
Trưởng phòng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về toàn bộ hoạt động của Phòng. Các trách nhiệm được xác định tương ứng trong hiệu quả lãnh đạo, quản lý cũng như định hướng hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
Phòng tư pháp thực hiện các công việc chuyên môn về Tư pháp, đây là cơ quan giúp việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Do đó trưởng phòng tư pháp phải xác định được nhiệm vụ, mục tiêu lãnh đạo và hoạt động tương ứng của mình.
– Trưởng phòng lãnh đạo toàn diện, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động của Phòng (bao gồm cả bộ phận trực thuộc). Hoạt động lãnh đạo này có sự tham gia hỗ trợ, giúp việc của các Phó phòng tư pháp. Từ đó mang đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của người lãnh đạo, của phòng trong nhiệm vụ chung.
– Việc quản lý, điều hành phân công nhiệm vụ đối với viên chức đang công tác tại Phòng Tư do Trưởng phòng đảm nhiệm. Do đó, mà Trưởng phòng phải có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả hoạt động lãnh đạo. Phải cho thấy năng lực, tư duy dùng người. Bên cạnh các chính sách, các định hướng vạnh ra trong kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ chung. Từ đó tiến hành giám sát, phân công để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung đó.
2. Trưởng phòng tư pháp tiếng Anh là gì?
Trưởng phòng tiếng Anh là Manager.
Phòng Tư pháp tiếng Anh là Judicial departments.
3. Vai trò của Trưởng phòng Tư pháp?
Vị trí, chức năng của Phòng tư pháp được quy định tại Điều 3 của Thông tư 07. Nhờ vậy ta cũng xác định được vai trò gián tiếp của trường phòng tư pháp như sau:
Lãnh đạo, quản lý cán bộ nhân viên thực hiện các công việc cụ thể trong phạm vi chuyên môn thực hiện. Hoạt động tư pháp đặc thù ở cơ sở như sau:
– Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
– Theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
– Kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
– Phổ biến, giáo dục pháp luật;
– Hòa giải ở cơ sở;
– Trợ giúp pháp lý;
– Nuôi con nuôi;
– Hộ tịch;
– Chứng thực;
– Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định pháp luật.
Đây là các công việc chuyên môn, thực hiện trong hoạt động tư pháp. Do đó Trưởng phòng tư pháp phải tổ chức, phân công và phối hợp trong bộ máy để thực hiện tốt vai trò theo quy định pháp luật.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn?
Phòng tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cho nên Trưởng phòng tư pháp có trách nhiệm quản lý, tổ chức và điều hành các công việc trong nhiệm vụ của phòng mình. Các khái niệm nêu trong phần 1 được xác định trong nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của Trưởng phòng tư pháp.
Các nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng tư pháp cũng gắn trực tiếp với nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng tư pháp được pháp luật quy định. Nội dung Điều 4 của Thông tư 07 xác định các nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng tư pháp. Thông qua đó xác định với Trưởng phòng tư pháp như sau:
Phải lãnh đạo, phân công công việc và giám sát nhân viên thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn
– Giúp việc trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện:
– Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, quyết định, quy hoạch kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bao gồm các chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực tư pháp; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp.
– Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ở các nhiệm vụ sau:
– Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; là cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.
– Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.
– Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp đối với công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định pháp luật.
– Tổ chức quản lý, điều hành trên các lĩnh vực:
– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã.
– Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:[…]
– Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:[…]
– Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:[…]
– Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;[…]
– Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:[…]
– Về quản lý và đăng ký hộ tịch:[…]
– Về chứng thực:[…]
– Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:[…]
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động chuyên môn:
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực:
+ Quản lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
+ Phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động tư pháp trên địa bàn theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Thực hiện chức năng quản lý ở cơ quan làm việc:
– Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Tổ chức thực hiện các công việc trong thẩm quyền:
– Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng Tư pháp.
– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Thực hiện điều hành, quản lý trong việc thực hiện công việc sau:
– Thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.
– Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
– Thông tư 07/2020/TT-BTP Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Nghị định 24/2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.