Như chúng ta đã thấy thì trong mỗi bệnh viện đều có các khoa khác nhau, mỗi khoa sẽ có các trưởng khoa để điều hành công việc của khoa, vậy để hiểu thêm về trưởng khoa là gì? Chức năng, nhiệm vụ trưởng khoa bệnh viện được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trưởng khoa là gì?
Trưởng khoa là người đứng đầu 1 khoa trong tổ chức, cơ sở đào tạo. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các trường Đại học, cao đẳng. Tại đây sẽ phân chia thành nhiều khoa khác nhau như Khoa Tài chính – ngân hàng, khoa Quản trị kinh doanh, Khoa công nghệ – thông tin, khoa luật,… để đại diện cho khoa cũng như thuận lợi trong việc quản lý thì mỗi khoa sẽ có một người đứng đầu khoa chịu trách nhiệm chính đối với công tác, thành tích, hoạt động của Khoa.
Không chỉ riêng đối với các trường đại học mà trưởng khoa còn áp dụng với một số tổ chức khác có thể kể đến như bệnh viện hay viện nghiên cứu. Tùy vào cơ cấu, tổ chức mà các khoa được phân chia khác nhau. Vì vậy, chức danh và nhiệm vụ của trưởng khoa cũng có những yêu cầu khác nhau tương ứng.
Đối với bệnh viện thì ta thấy rằng vị trí trưởng khoa là người đại diện cho một Khoa trong tổ chức và vì vậy trưởng khoa sẽ đảm nhiệm nhiệm vị lãnh đạo và lên phương hướng, đường lối để quản lý phát triển khoa. Đồng thời trưởng khoa cũng phải đảm nhận công việc như mọi người. Chẳng hạn, nếu trưởng khoa tại các trường đại học thì sẽ lên lớp, giảng dạy như những giảng viên khác nhưng mật độ đi giảng dạy có thể sẽ ít hơn. Ngoài ra trưởng khoa cũng là người chủ trì các cuộc họp tổng kết, đề ra mục đích, nhiệm vụ sắp tới của khoa.
Như vậy, trưởng khoa sẽ điều hành, quán xuyến những công việc được tổ chức trong khoa đồng thời định hướng để sinh viên cùng đội ngũ giáo viên cùng học tập và có môi trường làm việc, học tập tốt.
2. Trưởng khoa tiếng Anh là gì?
Trong Tiếng Anh trưởng khoa là: chief of department hay head of department, ngoài ra người ta cũng hay dùng danh từ Dean để nói tới trưởng khoa.
3. Chức năng, nhiệm vụ trưởng khoa bệnh viện:
Là trưởng của 1 tập thể, trưởng khoa đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết, họ là người lãnh đạo của 1 nhóm thành viên, làm việc dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Trong bệnh viện, họ hoạt động dựa trên chỉ đạo của Giám đốc, Phó giám đốc bệnh viện.
Do đó, cũng có thể nói, trưởng khoa là cầu nối của lãnh đạo cấp trên và nhân viên. Sau khi nhận những yêu cầu, nhiệm vụ từ trên, họ sẽ triển khai lại với tập thể mà mình quản lý. Từ đó, bộ máy tổ chức được vận hành 1 cách chính xác, thuận lợi và hạn chế những sai sót xảy ra.
Trưởng khoa cũng là người đưa ra những định hướng để xây dựng, phát triển khoa theo mong muốn của tập thể và lãnh đạo. Trong trường hợp có vấn đề rắc rối xảy ra, trưởng khoa cũng là người đứng đầu cùng mọi người giải quyết, vượt qua.
Bình thường thì ta thấy tại các viện dù có là chức trưởng khoa thì họ cũng phải đảm nhận công việc như mọi người. Chẳng hạn, nếu là trưởng khoa trường đại học, sẽ lên lớp, giảng dạy như thường. Ngoài ra, họ còn là người chủ trì các cuộc họp tổng kết, đề ra phương hướng phát triển cho khoa. Nếu như có vấn đề phát sinh, trưởng khoa cùng thành viên trong khoa sẽ họp bàn để giải quyết.
Cụ thể về chức năng và nhiệm vụ của trưởng khoa bệnh viện như sau:
Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”.
Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và Quy chế bệnh viện.
Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công.
Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết ,tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý.
Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.
Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
Ví dụ như trưởng khoa bệnh viện nhi thì cũng có những chức năng và nhiệm vụ trong đối ngoại cụ thể như:
+ Đối nội: Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa, bố trí nhân lực để thực hiện tốt kế hoạch, đào tạo nhân viên mới (thực hành chuyên môn và thái độ giao tiếp). Khám và chữa bệnh cho trẻ em. Trực chuyên môn (trực tiếp khám chữa bệnh trong phiên trực) và trực thường trú (cho các Bác sĩ cấp dưới ý kiến xử trí những ca bệnh khó).
+ Đối ngoại: Kết hợp với các khoa trong Bệnh viện để phục vụ người bệnh thật tốt, cải tiến các dịch vụ khám chữa bệnh (Tăng thời gian tư vấn , rút ngắn thời gian chờ đợi, dặn dò theo dõi diễn biến bệnh và sử dụng thuốc, tuyên truyền giáo dục sức khỏe); tham gia công tác khám bệnh từ thiện cho trẻ em mồ côi hoặc ở vùng sâu vùng xa.
Tóm lại ta thấy vị trí này được mô tả nếu nhân viên Y tế trong Bệnh viện giống như một đội bóng đá mà Bác sĩ Trưởng khoa có vai trò là đội trưởng, vừa phải là người đá bóng giỏi vừa có khả năng tập hợp dẫn dắt toàn đội thực hiện tốt các ý đồ chiến thuật. Mọi người sẽ bọc lót cho nhau trong từng công việc để giảm thiểu sai sót y khoa.
4. Yêu cầu tiêu chuẩn đối với trưởng khoa:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8. Trưởng khoa, phòng Quyết định 4286/2018/QĐ- BYT, cụ thể như sau:
” 1. Trình độ chuyên môn:
a) Khoa lâm sàng: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên; đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn bác sĩ chính trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
b) Khoa cận lâm sàng: Tốt nghiệp đại học trở lên; đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
c) Phòng điều dưỡng: Tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng trở lên.
d) Khoa dược: Tốt nghiệp dược sĩ trở lên, đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn dược sĩ chính trở lên.
đ) Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
e) Các khoa, phòng khối hành chính: Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
2. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên”.
Như vậy, có thể thấy được những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định, theo đó, đối với vị trí trưởng khoa đơn vị y tế thì cần phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị- đây là hai tiêu chuẩn cơ bản và bắt buộc cần phải có đối với mỗi Trưởng khoa đơn vị y tế. Đối với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, thì đây là yếu tố tất yếu mà trưởng khoa đơn vị y tế cần phải có, bởi lẽ một trưởng khoa thì chắc chắn cần phải có về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở một mức độ nhất định theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và Bộ y tế đã quy định.
Tại bệnh viện thì có rất nhiều chuyên khoa khám bệnh khác nhau, trong mỗi khoa sẽ có các trưởng khoa và trưởng khoa cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn được đề ra như có những trình độ chuyên môn khác nhau, cụ thể như đối với khoa lâm sàng thì trưởng khoa lâm sàng này phải đáp ứng được trình độ chuyên môn, đó là phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I theo quy định của pháp luật hoặc tương đương trở lên, còn đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn bác sĩ chính trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm theo quy định như đã nêu trên.
Hay trưởng khoa như khoa cận lâm sàng, thì trưởng khoa phải đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn như phải là người tốt nghiệp đại học trở lên, ngoài ra đối với đơn vị hạng I, hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II trở lên và chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm còn đối với trưởng khoa phòng điều dưỡng thì trưởng khoa phải tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng trở lên.
Đối với vị trí bác sĩ trưởng khoa như các tiêu chuẩn như trên ta thấy không chỉ có chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà ở vị trí trưởng khoa cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị theo quy định. Như vậy để có thể được vào vị trí của trưởng khoa của các khoa đều phải đáp ứng yêu cầu chung bắt buộc theo quy định là những người tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
Lí do xuất phát của việc này đó chính là xác định trình độ lý luận chính trị là việc xác định trình độ lý luận chính trị đối các trưởng khoa nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng và lấy tiền đề làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật.