Hiện nay, một số cá nhân tổ chức đang thực hiện không đúng quy định đối với công vieehc bức xạ. Vậy trường hợp nào sẽ bị thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trường hợp thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
- 2 2. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn bao lâu?
- 3 3. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã bị thu hồi thì có được cấp lại không?
- 4 4. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
- 5 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có những quy định chung nào?
1. Trường hợp thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ được như sau:
– Cá nhân, tổ chức sẽ bị thu hồi giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm nghiêm trọng trong việc điều kiện về an toàn, an ninh;
+ Vi phạm đến điều kiện về an toàn, an ninh mà đã không khắc phục được trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
+ Bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm đến quy định về an toàn, an ninh lần thứ hai trong khoảng thời gian mười hai tháng;
+ Cá nhân, tổ chức đã bị buộc phải chấm dứt hoạt động tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật;
+ Cá nhân, tổ chức đã xin chấm dứt tiến hành công việc bức xạ.
– Tổ chức, cá nhân nếu trường hợp bị thu hồi giấy phép do vi phạm quy định về an toàn, an ninh thì chỉ được xem xét cấp lại giấy phép sau hai mươi bốn tháng (24) kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
– Cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thẩm quyền để cấp giấy phép có quyền thu hồi giấy phép.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì Giấy phép tiến hành công việc bức xạ của tổ chức, cá nhân có thể bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi trong các trường hợp như: Vi phạm nghiêm trọng đến điều kiện về an toàn, an ninh; Vi phạm về điều kiện về an toàn, an ninh mà cá nhân, tổ chức đã không khắc phục được trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm về quy định về an toàn, an ninh lần thứ hai trong khoảng thời gian mười hai tháng; Bị buộc phải chấm dứt hoạt động tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật; Hoặc cá nhân, tổ chức tư nguyên xin chấm dứt tiến hành công việc bức xạ.
2. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ được xác định cụ thể như sau:
– Mười hai tháng (12 tháng) đối với trường hợp là Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm dưới trung bình được cấp cho nhiều chuyến hàng.
– Sáu tháng (6 tháng) đối với Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được cấp cho từng chuyến hàng.
– Sáu tháng (6 tháng) đối với Giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài vận chuyển các vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ được chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
– Mười năm (10 năm) đối với trường hợp là Giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của tổ chức, cá nhân trong nước.
– Mười năm (10 năm) đối với Giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân có thời hạn mười năm.
– Năm năm (5 năm) đối với Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ.
– Ba năm (3 năm) đối với Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác có thời hạn.
3. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã bị thu hồi thì có được cấp lại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 cấp lại giấy phép khi bị thu hồi như sau:
– Tổ chức, cá nhân sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong các trường hợp sau đây: Vi phạm nghiêm trọng đến điều kiện về an toàn, an ninh; Vi phạm về điều kiện về an toàn, an ninh mà cá nhân, tổ chức đã không khắc phục được trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm về quy định về an toàn, an ninh lần thứ hai trong khoảng thời gian mười hai tháng; Bị buộc phải chấm dứt hoạt động tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật; Hoặc cá nhân, tổ chức tư nguyên xin chấm dứt tiến hành công việc bức xạ.
– Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép do vi phạm quy định về an toàn, an ninh thì sẽ chỉ được xem xét để cấp lại giấy phép sau hai mươi bốn tháng (24 tháng), kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp giấy phép có quyền thu hồi giấy phép.
Như vậy, dựa theo quy định được nêu trên thì trường hợp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ bị thu hồi do vi phạm quy định về an toàn, an ninh thì có thể được xem xét cấp lại giấy phép sau hai mươi bốn tháng (24 tháng), kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
4. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định thì Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép có quyền thu hồi giấy phép. Như vậy Căn cứ Điều 28 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ như sau:
– Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Đối với trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán y tế di động dược sử dụng tại các tỉnh khác nhau thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý thiết bị X-quang đặt trụ sở chính sẽ có thẩm quyền thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.
– Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có quyền cấp giấy phép hoặc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có những quy định chung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
– Thông tin được điền trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn có hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
– Đối với trường hợp bản sao không được công chứng, chứng thực hoặc được sao y từ bản gốc, thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vẫn có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc gửi bản chính để đối chiếu.
– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ cùng một thời điểm các thành phần hồ sơ giống nhau chỉ cần nộp 01 bản cho tất cả các loại công việc bức xạ.
Theo đó, thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sẽ tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế có những quy định chung theo quy định nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Năng lượng nguyên tử 2008;
– Nghị định 142/2020/NĐ-CP Quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.