Trường hợp rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Chủ thể, thời điểm, hậu quả pháp lý của việc việc rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là một trong các quyền của người bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Về chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Như vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố là “người đã yêu cầu khởi tố”. Người đã yêu cầu khởi tố có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
Về thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ…”.
Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định cụ thể thời điểm người có quyền yêu cầu khởi tố được rút yêu cầu của mình. Vì thế, người đã yêu cầu khởi tố có thể rút yêu cầu vào thời điểm ngay sau khi yêu cầu, trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm .
Về hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
– Do sự tác động tích cực từ phía gia đình, bạn bè… hoặc vì lý do cá nhân mà người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ và trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 3 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người bị hại phải nộp tiền án phí.
– Khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy sau khi rút đơn, bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp phải rút yêu cầu do họ bị ép buộc, cưỡng bức bởi người khác. Quy định này đã phần nào tạo ra sự chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết yêu cầu của người bị hại, đồng thời tránh việc người bị hại lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kéo dài quá trình tố tụng. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người bị hại có quyền yêu cầu lại đó là trường hợp họ rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên nhân của trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại
– Cơ sở quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
– Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua tổng đài