Trường hợp phải tách thầu khi mua sắm tài sản cơ quan. Chia tách gói thầu mua sắm thường xuyên có vi phạm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cơ quan tôi là cơ quan hành chính sự nghiệp, có thực hiện thuê Cty A bảo trì 2 thiết bị chuyên dụng ,2 thiết bị này có cùng tính chất cấu hình ,cùng model,cùng hãng sản xuất vào 2 thời điểm khác nhau do 2 Máy nhập về 2 thời điểm khác nhau,với giá trị bảo trì mỗi máy 75 triệu/Máy với cùng 1 Cty .Vậy xin hỏi như trường hợp nêu trên có gọi là tách thầu không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết pháp luật:
Điều 46
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
Theo đó, Cơ quan bạn là đơn vị sự nghiệp công lập, nếu cơ quan bạn sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên để mua các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị mình thì đơn vị của bạn sẽ đủ điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm thường xuyên.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 15
Căn cứ theo điểm k, khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 thì cấm hành vi chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Ở đây, bạn nêu khi thực hiện mua thức ăn thủy sản đơn vị bạn chia tách làm 2 đợt: đợt 1 là 23.040.000 đồng, đợt 2 là 83.520.000 đồng. Và bên bạn mua hàng hóa của 1 đơn vị cung ứng và có tổng giá trị hơn 100 triệu đồng nhưng lại tách thành 2 đợt. Như vậy, với hành vi này của đơn vị bạn đã vi phạm điểm k, khoản 6, Điều 89 Luật đấu thầu 2013.
Và theo Điều 90 Luật đấu thầu 2013 thì khi tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cụ thể, với hành vi vi phạm tại khoản 6, Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 thì đơn vị bạn sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm theo quy định tại khoản 3, Điều 122