Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Thẩm quyền thu hồi rừng? Người dân bị thu hồi rừng có được bồi thường không?
Sau khi được nhà nước giao rừng hoặc cho thuê rừng, thì chủ rừng cần thực hiện quản lý và bảo vệ, cũng như phát triển rừng theo quy định của pháp luật, trong đó cũng có một số trường hợp Nhà nước tiến hành thu hồi rừng đã giao hoặc cho thuê. Vậy Trường hợp nào thì Nhà nước thu hồi rừng? Các trường hợp đó có được bồi thường không? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết câu trả lợi về vấn đề này nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp nhà nước thu hồi rừng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22. Thu hồi rừng Luật lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Như vậy ta thấy theo quy định này pháp luật có nêu rất rõ về các trường hợp bị thu hồi rừng trong đó có 07 trường hợp khác nhau được quy định. Theo như 07 trường hợp này sẽ phải thực hiện giao trả rừng theo quy định của pháp luật. Trên thực tế thì không chỉ có 07 trường hợp bị thu hồi rừng nhưng chỉ được bồi thường như trên thì tại đây có một số trường hợp rất phổ biến hay gặp phải đó là:
Trường hợp khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia. Như đã biết thì việc thu hồi với mục đích này là mục đích chung nên việc người dân phải tiến hành nhanh chóng các thủ tục giao lại rừng cho Nhà nước cũng đang được đặt ra.
Ngoài ra đối với các loại rừng còn có các trường hợp như rừng công cộng giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng thì không được bồi thường bởi vì những trường hợp này là do lỗi của cá nhân và cơ quan vì lí do nào đó mà giao rừng không đúng quy định nên khi thu hồi sẽ không được bồi thường là rất hợp lý.
Nêu nhìn trên thực tế và xét tất cả các khía cạnh ta thấy các trường hợp khác nhau sẽ được Nhà nước xử lý rất công bằng để đảm bảo cho lợi ích của người dân, như trên ta thấy có trường hợp về việc chủ rừng tự nguyện trả lại rừng cũng là trường hợp không được bồi thường vì xuất phát điểm của vấn đề bồi thường là sự bù đắp một phần nào đó cho nhân dân với những trường hợp nhất định do họ có những tổn thất khi nhà nước thực hiện thu hồi hay giao đất rừng. Vậy nên đối với các trường hợp chủ rừng tự trả lại rừng sẽ không được bồi thường.
2. Thẩm quyền thu hồi rừng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng Luật lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Căn cứ theo quy định như trên ta thấy pháp luật đề ra về thẩm quyền thu hồi rừng ở đây táp dụng thẩm quyền tương ứng, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể mà hu hồi đất rừng phòng hộ tùy vào trường hợp sẽ áp dụng theo các quy định và thủ tục khác nhau. Người dân sử dụng lẫn cơ quan quản lý đất rừng phòng hộ nên nắm vững để tránh các trường hợp thu hồi sai, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình.
Theo đó nên việc giao rừng hay thu hồi rừng cũng cần được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thẩm quyền thu hồi. Trên thực tế thì các cơ quan nhà nước cũng đã thực hiện công tác tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm về phá rừng, các chủ rừng đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, qua đó xây dựng phương án thu hồi để trồng lại, từ đó chúng ta có thể thấy được những hoạt động và giải pháp cho việc thu hồi diện tích rừng chúng ta hãy phát triển từ việc vận động và tuyên truyền ý thức của người dân trước khi áp dụng các biện pháp khác để thu hồi lại. Như vậy sẽ có hiệu quả về sau về công tác thu hồi diện tích rừng được giao hơn.
Như chúng ta đã biết thì vệc thu hồi rừng không phải cứ cơ quan nhà nước là được phép thu hồi mà nó còn yêu cầu đúng thẩm quyền thu hồi rừng của tổ chức được nhà nước, theo đó có những trường hợp giao rừng thì khi thu hồi rừng phải dựa trên những đối tượng cụ thể và trường hợp cụ thể để có biện pháp cũng như là giải pháp thu hồi lại diện tích rừng hiệu quả nhất, ít ảnh hưởng tới người dân những vẫn đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đề ra.
Trên thực tế thì các chủ rừng cùng với địa phương tập trung lực lượng ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng này.
Ví dụ nhưu đối với trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích rừng của Công ty Trung Nguyên cụ thể như sau:
Như vậy chúng ta cũng thấy rằng Nhà nước đã có những quy định đốin với thu hồi rừng, nên buộc mỗi chúng ta phải tuân theo, trên thực tế thì xuất phát từ những quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ và như ta thấy nó có mối gắn kết và liên hệ không chỉ ở Việt Nam mà nói chung không có một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống.
Bên cạnh đó thì với xã hội ngày nay, vấn đề bảo vệ rừng được đề ra ở nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân và các trường hợp khác dẫn tới rừng bị tổn hại nghiêm trọng, một trong các giải pháp để phát triển rừng trong một số trường hợp thì cơ quan có thẩm quyền đã đề ra quy định về thu hồi diện tích rừng với các trường hơp cụ thể.
Chính vì vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới nên ở Việt Nam lại càng phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường và nhất là đối với công tác giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi lại rừng của nhân dân làm sao để hợp lý, cân bằng và hiệu quả giữa lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của người dân, từ đó tạo cho người dân lòng tin và tuân thủ đúng các quy định mà pháp luật đề ra.
Còn về các thủ tục để tiến hành thu hồi rừng thì ở phía người dân cần tuân thủ thưc hiện trả lại rừng khi nhà nước tiến hành thu hồi, phía cơ quan thẩm quyền cần đảm bảo cho người dân trong các trường hợp được bồi thường và các quyền lợi khác nếu có quy định về việc thu hồi rừng của người dân.
3. Quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi rừng:
Theo quy định của Luật Đất đai, có 03 căn cứ để thu hồi đất gồm: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Như vậy, khi thu hồi đất nhà nước phải đưa ra căn cứ cho việc thu hồi. Quyền lợi của người sử dụng đất có đất thu hồi là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?
Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì chủ rừng sẽ được nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi rừng vì mục đích mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Ngoài ra thì theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, gia đình người dân bi thu hồi rừng còn được bồi thường đối với cây trồng bị thiệt hại:
Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ theo quy định này ta thấy pháp luật quy định về việc bồi thường rất chi tiết, theo đó khi thu hồi 1ha đất được nhà nước cấp trồng từ năm 1997, gia đình người dân sẽ được bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Có được bồi thường không” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.