Xe máy được phép chở tối đa bao nhiêu người? Trường hợp nào xe máy được chở 3 người? Mức xử phạt đối với hành vi chở quá số người quy định khi đi xe máy?
Căn cứ theo
Theo đó đối với phương tiện là xe máy, xe mô tô và các loại xe tương tự thì người điều khiển bắt buộc không được chở quá người theo quy định tránh trường hợp không làm chủ tay lái gây ra sự nguy hiểm cho người được chở và những người tham gia giao thông khác (trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật).
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp các lỗi vi phạm bị xử phạt khi điều khiển phương tiện là xe máy:
Tổng hợp những lỗi mà người đi mô tô, xe máy thường gặp phải và mức xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
-Người điều khiển chở người trên xe sử dụng ô (dù)
-Người điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên
-Người điều khiển không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn
-Người điều khiển quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe
-Điều khiển phương tiện không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính
-Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư
-Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai theo đúng quy cách khi tham gia giao thông
-Chở người ngồi trên trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách
-Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
-Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh
-Người điều khiển phương tiện chở theo từ 03 người trở lên trên xe
-Người điều khiển không bật xi nhan báo hiệu hướng rẽ
-Người điều khiển không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
-Người điều khiển dừng xe, đỗ xe trên cầu
-Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều
-Điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
-Điều khiển xe đi vào đường cao tốc
-Người điều khiển dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định
-Điều khiển xe không có còi, gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng
-Người điều khiển sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe
-Người điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định
-Người điều khiển xe không có biển số xe
-Người điều khiển không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ
-Lái xe khi đã uống rượu, bia (trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở)
-Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy
-Người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn, không tham gia cấp cứu người bị nạn
-Người điều khiển buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi một bên điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe
-Người điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị
-Người điều khiển xe chạy bằng một bánh
-Người điều khiển xe khi không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực
-Điều khiển xe không mang theo Giấy đăng ký xe
-Điểu khiển xe không mang theo Giấy phép lái xe
-Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe
-Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe
-Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép
2. Trường hợp xe máy được phép chở quá người theo quy định:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về số người mà người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở khi tham gia giao thông:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi”
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người cụ thể như sau:
-Người điều khiển chở người bệnh đi cấp cứu;
-Người điều khiển đang áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
-Người điều khiển đang chở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ngoài những trường hợp được nêu trên thì người điều khiển nếu chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
3. Mức xử phạt khi chở quá số người quy định:
3.1. Quy định về mức xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt về hành vi chở quá số người theo quy định cụ thể như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, mức phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chở theo từ 02 người trở lên
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng nếu chở theo 02 người trên xe (điểm l Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chở theo từ 03 người trở lên trên xe; đồng thời người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b Khoản 3; điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
3.2. Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
-Cảnh sát giao thông dừng phương tiện: Căn cứ theo điều 17 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh dừng phương tiện đang lưu thông có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
– Cảnh sát giao thông chào hỏi: Cảnh sát giao thông luôn phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực khi thực hiện nhiệm vụ.Cảnh sát giao thông phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân. Đây là thủ tục bắt buộc đối với CSGT khi bắt đầu làm việc với nhân dân, được quy định rõ tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.
– Cảnh sát giao thông phải kiểm soát giấy tờ và thông báo lỗi: Căn cứ theo điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
– Xử lý vi phạm và lập biên bản: Căn cứ theo điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
– Thủ tục xử phạt: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
CSGT chỉ được phép không lập biên bản trong trường hợp sau:
– Phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
Nếu không lập biên bản thì CSGT phải lập Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BCA.
Xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản (còn gọi là phạt nguội): Không thuộc trường hợp không lập biên bản nêu trên, trường hợp này thì CSGT phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cùng với việc giữ bằng lái xe. Và buộc bạn phải đến Kho bạc Nhà nước nộp tiền phạt mới được phép lấy lại bằng lái xe .
Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm: Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Biên bản vi phạm hành chính phải theo đúng quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BCA .