Xử lý vật chứng là một trong những quy định mà các bên liên quan trong vụ án quan tâm. Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu rõ về vật chứng và trường hợp nào thì vật chứng không bị tịch thu, sung công quỹ?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào vật chứng không bị tịch thu, sung công quỹ?
Căn cứ tại Luật Tố tụng Hình sự 2015 ngoài những biện pháp có mục đích sung quỹ nhà nước thì có một số vật chứng được người phạm tội sử dụng làm công cụ và phương tiện tội phạm tuy nhiên vẫn không bị tịch thu, thay vào đó sẽ dùng để sung quỹ Nhà nước. Những vật chứng khi sử dụng với mục đích phạm tội bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì còn có ba trường hợp khác và vật chứng đó không bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.
– Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, những vật chứng bị tịch thu là tài sản bị chiếm đoạt hoặc bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội mà khi đó lại xác định được chủ sở hoặc người quản lý hợp pháp thì trả lại.
– Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đối với những vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, để xác định loại hàng hóa mà người phạm tội sử dụng thực hiện tội phạm thuộc hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản để đem ra bán đang còn đang gặp nhiều bất cập.
– Ngoài ra, nếu vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Đây là những đồ vật, tài liệu khác có giá trị chứng minh và người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án nhưng không có giá trị hoặc không sử dụng được. Đối với vật không giá trị có thể là những vật không có giá trị về tiền và không có giá trị sử dụng. Đối với vật không giá trị có thể là những vật không có giá trị về tiền và không có giá trị sử dụng, Chẳng hạn như A sử dụng vật để mục đích làm hại B. Sau khi A thực hiện không thành công thì bị tố cáo và bị bắt tạm giam để điều tra. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra điều tra thì nhận thấy vật mà A dùng để thực hiện tội phạm là vật giả, vật này không có giá trị sử dụng dó đó đã được tiêu hủy.
2. Vật chứng trong vụ án hình sự là gì?
2.1. Vật chứng là gì?
– Vật chứng trong một vụ án hình sự là nguồn chứng cứ quan trọng mà dựa vào nó để cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét, nghiên cứu và rút ra được chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án đúng người đúng tội.
– Vật chứng trong đó bao gồm những vật thể được cơ quan có thẩm quyền thu thập theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, những vật này có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và những tình tiết trong vụ án một cách khách quan nhất.
2.2. Quy định vật chứng trong Hình sự như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 106 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về vật chứng như sau:
– Vật chứng là vật được người phạm tội dùng làm công cụ, phương tiện để phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Theo quy định trên, như vậy một vật để được coi là vật chứng thì phải đáp ứng đủ đồng thời hai điều kiện:
– Thứ nhất: Đó phải là vật, có nghĩa phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, có thể cầm, nắm và cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
Thứ hai: Phải có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội: nghĩa là vật đó phải chứa đựng trong đó những thông tin liên quan đến vụ án hình sự như: vật mang dấu vết người phạm tội để lại khi thực hiện hành vi phạm tội, là công cụ để thực hiện phạm tội, phương tiện để phạm tội,
3. Quy định của pháp luật hình sự về xử lý vật chứng:
Sau khi xác định được vật chứng trong vụ án, việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án đó được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được lập vào biên bản.
Như vậy, việc xử lý vật chứng như thế nào cho đúng quy định hiện nay. Căn cứ tại điều 106 Bộ luật Tố tụng 2015 quy định cụ thể về việc xử lý vật chứng như sau:
– Nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tùy vào trường hợp nhất định để cơ quan nhà nước áp dụng;
– Nếu trường hợp vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
– Nếu vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy sau khi có quyết định;
– Trường hợp vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được xử lý theo quy định hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP như sau:
+ Trường hợp vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm nếu còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao khẩn cấp cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
+ Nếu vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản, động vật nguy cấp thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
+Trường hợp những vật chứng khác không thuộc hai trường hợp trên thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự:
Thẩm quyền xử lý vụ án hình sự được quy định cụ thể theo từng giai đoạn tố tụng mà Bộ luật Hình sự quy định cụ thể. Việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự là một phần quan trọng của quá trình tư pháp. Do đó, phải đòi hỏi sự và tuân thủ chặt chẽ các quy trình pháp lý hiện nay. Thẩm quyền xử lý vật chứng phụ thuộc vào giai đoạn cụ thể của vụ án, và điều này có thể thuộc về các chủ thể khác nhau trong hệ thống tư pháp.
– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; Ở giai đoạn này, cơ quan điều tra có thẩm quyền quyết định về việc xử lý vật chứng, thực hiện nhiệm vụ thu thập và bảo quản vật chứng để đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch của chứng cứ trong quá trình điều tra một cách tốt nhất và khách quan nhất.
– Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; Đối với giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát đảm bảo quá trình xử lý vật chứng tiếp tục được thực hiện một cách đúng quy định và hợp pháp. Do đó, Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định về việc sử dụng vật chứng trong phiên tòa và xem xét tính xác thực của nó.
– Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; Giai đoạn chuẩn bị xét xử, Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm và đảm bảo rằng vật chứng được sử dụng một cách công bằng và tuân thủ quy định pháp luật. Quyết định về việc xử lý vật chứng phải được đưa ra một cách minh bạch và ghi vào biên bản để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.
– Hội đồng xét xử có quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Ở giai đoạn này, Hội đồng xét xử sẽ quyết định về việc sử dụng vật chứng trong phiên tòa và đánh giá giá trị của nó trong việc đưa ra quyết định. Điều đó đảm bảo rằng vật chứng được sử dụng một cách công bằng và làm sáng tỏ sự thật trong vụ án, để xét xử một cách khách quan, đúng người, đúng tội
Trong tất cả các giai đoạn của quá trình tư pháp, việc xử lý vật chứng phải tuân theo quy định và quy trình pháp lý nghiêm ngặt để đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. Ghi chép đúng đắn và minh bạch về quyết định về xử lý vật chứng là một phần quan trọng của quá trình này, giúp tăng cường lòng tin của công chúng và đảm bảo rằng công lý được thực hiện đúng đắn trong hệ thống tư pháp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
– Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự.