Trường hợp nào phải đăng ký thang bảng lương? Đăng ký thang bảng lương tiếng Anh là gì? Thời hạn xây dựng thang bảng lương? Không đăng ký thang bảng lương có bị xử phạt không?
Thang bảng lương được thực hiện trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Người lao động có thể căn cứ để đảm bảo quyền lợi nhận được từ lương làm việc. Các quy định mới trong Bộ luật Lao động cũng mang đến cách tổ chức xây dựng, đăng ký thang bảng lương mới. Cùng tìm hiểu các trường hợp phải đăng ký thang bảng lương, thời hạn thông báo đến người lao động. Qua đó thấy được ý nghĩa quy định trong hoạt động quản lý của nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào phải đăng ký thang bảng lương?
1.1. Theo quy định mới, Doanh nghiệp không cần đăng ký thang lương, bảng lương:
Quy định mới được ban hành trong
Trách nhiệm của doanh nghiệp về thang lương, bảng lương:
Cụ thể, theo quy định tại Điều 93
– Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Để đảm bảo có sự tham khảo, cũng như các quyền lợi của người lao động được bảo vệ. Các tổ chức đại diện người lao động cân nhắc trên mức độ phù hợp, đảm bảo quyền lợi dành cho người lao động. Từ đó họ đại diện đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh cách xây dựng thang lương, bảng lương phù hợp.
Phải có sự thống nhất ý chí, quyền lợi hướng đến người lao động. Cũng như phù hợp với điều kiện, quy chế làm việc của tổ chức.
– Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Tức là phải thông báo, để người lao động nắm được cách tính cũng như quy định thang bảng lương. Người lao động phải cân đối và đảm bảo được quyền lợi của họ khi tham gia làm việc. Loại bỏ nghĩa vụ doanh nghiệp phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, trách nhiệm công khai thang lương, bảng lương thuộc về người sử dụng lao động. Pháp luật vẫn điều chỉnh doanh nghiệp trong nghĩa vụ bắt buộc thực hiện này. Nếu không đảm bảo thực hiện hai trách nhiệm trên, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Kết luận:
Các Doanh Nghiệp không phải Đăng ký thang lương, bảng lương mà chỉ cần Tự xây dựng thang lương, bảng lương. Các cách thức thực hiện xây dựng phải đảm bảo cho quyền lợi của người lao động theo quy định pháp luật. Thang bảng lương phải được công bố công khai để người lao động được tiếp nhận.
1.2. Doanh nghiệp tự xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho nhân viên, nhưng cần chú ý các điểm sau:
Mức lương thấp nhất (khởi điểm):
– Nếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, học nghề thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng.
– Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề (kể cả lao động do Doanh nghiệp tự dạy nghề) thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo
– Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường. Nếu là trường hợp đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%.
Tùy thuộc vào năng lực, trình độ và hiệu quả công việc của người lao động mà nhận được lương phù hợp. Doanh nghiệp phải đảm bảo trả lương xứng đáng cho họ, cũng như tuân thủ các quy định pháp luật.
Khoảng cách giữa các Bậc lương:
– Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích Người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng. Từ đó giúp họ có mục tiêu phấn đấu để nhận được mức lương cao hơn. Khoảng cách này được doanh nghiệp quy định phù hợp, cân đối nhưng ít nhất bằng 5%.
VD: Bậc 1 là: 5.000.000 đồng. Như vậy bậc 2 phải là: = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000 đồng. Tức là phải đảm bảo mức chênh lệch tối thiểu giữa các bậc lương theo quy định pháp luật.
1.3. Các quy định cũ:
Trước đây theo quy định tại Khoản 2 Điều 93
+ Doanh nghiệp phải tự xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương của riêng doanh nghiệp mình. Thực hiện trong khả năng, điều kiện tổ chức doanh nghiệp. Nhưng phải phù hợp các quy định pháp luật liên quan về thang lương, bảng lương. Sau đó nộp lên Phòng Lao động Thương Binh và Xã Hội quận (huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Đồng thời công khai tại nơi làm việc.
Đây là cơ quan nhà nước cấp huyện có thẩm quyền quản lý và tiếp nhận. Từ đó thực hiện giám sát hoạt động áp dụng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.
+ Trường hợp các doanh nghiệp có sự thay đổi về thang bảng lương, hay mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng cần phải lập và nộp lại. Nếu không thực hiện đúng, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính.
Các quy định này đã bị bãi bỏ, qua đó giảm thiểu các thủ tục liên quan đối với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, vẫn có quy chế bắt buộc doanh nghiệp xây dựng, công bố thang lương, bảng lương trong đơn vị mình.
2. Đăng ký thang bảng lương tiếng Anh là gì?
Đăng ký thang bảng lương tiếng Anh là Sign up for salary scale.
3. Thời hạn xây dựng thang bảng lương?
Các hoạt động xây dựng thang lương, bảng lương phải được tiến hành nhanh chóng. Để đảm bảo công khai đến người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Điều 93
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”
Kết luận:
Quy định mới yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương. Đồng thời, các thang lương, bảng lương phải được phổ biến đến người lao động trước khi áp dụng trên thực tế.
Từ quy định trên có thể thấy rõ thời gian xây dựng thang bảng lương được thực hiện ngay khi doanh nghiệp mới thành lập. Giúp người lao động tiếp cận các thông tin liên quan trong quyền lợi, chế độ được nhận. Hoặc khi Doanh nghiệp đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương. Người lao động cũng cần biết đến sự thay đổi trong quyền lợi về lương sẽ áp dụng với họ.
Thang lương, bảng lương mới phải xây dựng phù hợp quy định pháp luật. Đồng thời đảm bảo cho các quyền lợi của người lao động. Các thay đổi phải mang tính phù hợp, cũng như đảm bảo cho quyền và lợi ích mới của người lao động.
Các chú ý đối với người sử dụng lao động:
Bảng lương, thang lương phải được xây dựng, công bố trước khi áp dụng trên thực tế. Phải đảm bảo thông báo đến các đối tượng có quyền lợi, trách nhiệm liên quan. Họ phải biết được, hiểu được các quyền lợi thay đổi trong cách thức tính lương của mình.
Doanh nghiệp chú ý khi xây dựng thang bảng lương cần phải đảm bảo thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng. Phải xem xét để đảm bảo cách tính lương tuân thủ, phù hợp quy định chung của pháp luật.
Trường hợp bảng lương của doanh nghiệp xây dựng theo mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu vùng có sự thay đổi doanh nghiệp cũng cần cập nhật lại nhanh chóng để sửa đổi lại theo đúng quy định pháp luật. Từ đó có sự thống nhất với quy định pháp luật. Cũng như đảm bảo mức sống, điều kiện hưởng lương tối thiểu cho người lao động.
4. Không đăng ký thang bảng lương có bị xử phạt?
Trường hợp Doanh nghiệp không đăng ký thang bảng lương sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 12/2022/NĐ- CP. Trong trường hợp luật mới có hiệu lực, ta hiểu là doanh nghiệp đang không thực hiện đúng các trách nhiệm xây dựng, công bố thang lương, bảng lương. Cụ thể:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
[…..].”
Kết luận:
Các trách nhiệm được xây dựng xác định nghĩa vụ bắt buộc cho người lao động. Khi doanh nghiệp chỉ cần không thực hiện một nghĩa vụ, đều bị xem là vi phạm nghĩa vụ. Đương nhiên sẽ phải chịu các biện pháp xử lý vi phạm liên quan.
Như vậy với trường hợp Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký không thực hiện sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu áp dụng theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 17 của Nghị định. Xảy ra khi doanh nghiệp không thực hiện một hoặc một số các trách nhiệm như quy định trên.