Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông? Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp tài xế rời khỏi hiện trường tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm? Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp tài xế rời khỏi hiện trường tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm?
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Khi xảy ra tai nạn giao thông, những người điều khiển phương tiện thường rơi vào trạng thái hoảng loạn và thường không biết phải xử lý tình huống như thế nào. Trong một số trường hợp, tài xế gây ra tai nạn chết người còn bỏ trốn khỏi hiện trường để trốn tránh trách nhiệm. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tài xế cũng được rời khỏi hiện trường, việc rời khỏi hiện trường của tài xế nhằm trốn tránh trách nhiệm thì sẽ là tình tiết tăng nặng. cũng có trường hợp tài xế được rời khỏi hiện trường.
Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về tai nạn giao thông: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
+ Căn cứ
+ Căn cứ
+ Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông
- 2 2. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp tài xế rời khỏi hiện trường tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm
- 3 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp tài xế rời khỏi hiện trường tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm
1. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông
Căn cứ theo điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
6. Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trong trường hợp trên đã quy định rõ trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Thứ nhất, phải có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường tai nạn đồng thời tiến hành cấp cứu cho người bị nạn.
Thứ hai, khi xảy ra tai nạn giao thông những người điều khiển phương tiện phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến.
Thứ ba, tài xế có thể rời khỏi hiện trường trong các trường hợp sau đây:
+ Tài xế bị thương phải đưa đi cấp cứu
+ Tài xế đưa nạn nhân đi cấp cứu
+ Tài xế cảm thấy bị đe dọa đến tính mạng: Trường hợp này không phải là chưa có, khi người điều khiển phương tiện gây tai nạn, người nhà nạn nhân hoặc những người dân xung quanh họ thường không tìm hiểu nguyên nhân mà tiến hành hành hung tài xế. Trong những trường hợp như vậy tài xế nên rời khỏi hiện trường và phải đến cơ công an gần nhất để trình báo vụ việc.
Đối với trường hợp người gây ra tai nạn giao thông rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là tình tiết định khung tăng nặng theo Khoản 2 Điều 260 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Ngoài ra, trong điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khác như người có mặt tại hiện trường, người điều khiển phương tiện giao thông khi gặp tai nạn, cơ quan công an, ủy ban nhân dân cấp xã…
2. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp tài xế rời khỏi hiện trường tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm
Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô, hoặc các xe tương tự:
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
So với việc xử phạt vi phạm hành chính theo
Tuy nhiên, đối với các tai nạn do người điều khiển xe ô tô hoặc các xe tương tự gây ra thường để lại hậu quả nặng nề hơn vì vậy trách nhiệm cần phải được đặt nặng hơn và cần xem xét về mức phạt để phù hợp hơn với thực tế.
Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Căn cứ mức xử phạt theo nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Như vậy Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với mức xử phạt cũ. Việc nâng cao mức xử phạt cũng góp nâng cao trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp tài xế rời khỏi hiện trường tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm
Căn cứ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, trong trường hợp người gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường để trốn tránh trách nhiệm ngoài việc bị xử lý hành chính còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, mức phạt cao nhất sẽ là 15 năm tù.