Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng điều kiện và yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy trường hợp nào không phải xin an toàn vệ sinh thực phẩm?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào không phải xin an toàn vệ sinh thực phẩm?
Ngày nay, đời sống con người ngày càng được cải thiện nên những vấn đề liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Một trong những vấn đề được trú trọng, vì có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tính mạng con người đó là an toàn thực phẩm. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khi được đưa vào sử dụng trên thực tế không chứa những chất gây hại cho sức khoẻ; ảnh hưởng đến tính mạng người sử dụng; bên cạnh đó, cũng có những hoạt động để bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; Đồng thời, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh mà chứa mầm mống có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Trong quá tình hoạt động kinh doanh khi được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì văn bản này có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống. Hiện nay, không phải tất cả trường hợp đều phải thực hiện hoạt động xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn có trường hợp thuộc diện được miễn thủ tục này. Căn cứ theo quy định tại Điều 12.
– Thực hiện những hoạt động với mục đích sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Liên quan đến vấn đề sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Các cơ sở kinh doanh trong việc sơ chế nhỏ lẻ;
– Mục đích chính của hoạt động kinh doanh là hướng đến thực phẩm nhỏ lẻ;
– Có thể kể đến việc kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Trên thực tế là cá nhân tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Những hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn;
– Trong trường hợp xây dựng, thành lập bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Cá nhân vì muốn kinh doanh nhưng lựa chọn kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
– Những cơ sở đã được quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Không phải xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn thực hiện thủ tục này được không?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về những trường hợp phải tiến hành xin an toàn vệ sinh thực phẩm mà chỉ có những điều khoản ghi nhận Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Việc nằm trong trường hợp không bắt buộc phải xin an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng có nhu cầu xin chứng nhận để phục vụ cho quá trình kinh doanh hoặc tạo niềm tin cho khách hàng hơn thì vẫn được pháp luật cho phép. Hồ sơ, thủ tục hoạt động này không có sự khác biệt so với những trường hợp bắt buộc phải xin an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể:
2.1. Hồ sơ:
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có những giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Cá nhân cần chuẩn bị 01 đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Mẫu đơn này được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
– Tiến hành cung cấp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà văn bản nộp để xem xét hồ sơ này là bản sao;
– Đồng thời, cung cấp thêm bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Để chứng minh được tình trạng sức khỏe, đủ điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh thì cần có thêm giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Liên quan đến chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thì cần có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2.2. Trình tự, thủ tục:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi đã chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn thì thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm;
Dẫn chiếu đến Điều 35 Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm quy định về Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm cơ quan sau đây:
+ Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương là cơ quan được trao thẩm quyền quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
+ Bộ trưởng Bộ Y tế thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng mỗi cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong lĩnh vực được phân công quản lý.
– Hoạt động kiểm tra hồ sơ sẽ cần được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Xử phạt khi không có giấy phép vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm:
Cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh trên thực tế nhưng nằm trong trường hợp xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm mà không tuân thủ quy định thì theo quy định tại Điều 18
– ÁP dụng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực thì mức phạt tiền được áp dụng là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Bên cạnh đó, thì mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Tiến hành các hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Mức phạt nêu trên sẽ được áp dụng nếu không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất khi thực hiện hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
+ Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm;
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của