Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động dự đoán sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong nhiều năm tới dựa trên sự phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là quá trình mua bán sản phẩm hoặc mua bán hàng hóa từ một quốc gia này tới một quốc gia khác. Vậy những trường hợp nào hàng hóa xuất khẩu sẽ được miễn kiểm tra?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất
Xuất khẩu hàng hóa là khái niệm để chỉ hoạt động hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam hoặc hàng hóa đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ của Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng biệt theo quy định của pháp luật;
Nhập khẩu hàng hóa là khái niệm để chỉ hoạt động hàng hóa được đưa vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ của nước Việt Nam được coi là các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hàng xuất khẩu cũng cần phải thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Trong một số trường hợp nhất định, hàng hóa xuất khẩu sẽ được miễn kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 85/2019/NĐ-CP thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, có quy định cụ thể về các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể như sau:
– Các trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, các trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Ngoài các trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành nêu trên, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng đối với các trường hợp như sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu được gửi thông qua dịch vụ bưu chính, hàng hóa chuyển phát nhanh có giá trị hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác của các tổ chức và sinh hoạt của các tổ chức nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao;
+ Hành lý của các cá nhân nhập cảnh trong định mức được miễn thuế;
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
– Ngoài các trường hợp được miễn kiểm tra nêu trên, áp dụng quy định về miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp cơ bản sau đây:
+ Hàng hóa nhập khẩu được gửi thông qua dịch vụ bưu chính, hàng hóa được gửi thông qua hoạt động chuyển phát nhanh có giá trị hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Hàng hóa tạm nhập khẩu để tiến hành hoạt động mua bán tại cửa hàng miễn thuế;
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
– Các quy định về miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sẽ không áp dụng đối với trường hợp các cán bộ quản lý ngành nghề, lĩnh vực có cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm, cảnh báo về hiện tượng lây lan dịch bệnh, có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền đạo đức xã hội, vi phạm nghiêm trọng thần phong mỹ tục của dân tộc, nguy hại đến nền kinh tế của đất nước, gây hại cho an ninh quốc gia, hoặc có văn bản thông báo tạm dừng toàn bộ hoạt động áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.
Theo đó thì có thể nói, nếu hàng hóa xuất khẩu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ được miễn kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan.
2. Những hàng hóa xuất khẩu nào bắt buộc phải tiến hành kiểm tra trước khi thông quan?
Bên cạnh những trường hợp hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra thông quan theo như phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 85/2019/NĐ-CP thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, có quy định cụ thể về những loại hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải tiến hành hoạt động kiểm tra trước khi thông quan. Cụ thể như sau:
– Đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định thông quan sau khi người khai hải quan hoàn thành đầy đủ thủ tục hải quan phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có thông báo miễn kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành, ngoại trừ trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 85/2019/NĐ-CP thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
+ Có thông báo về kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành khi thông quan;
+ Có thông báo kết quả hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chị định và được pháp luật chuyên ngành quy định là cơ sở để có thể thông quan hàng hóa.
– Đối với các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan, tuy nhiên thực hiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của các cơ quan hải quan có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu, thì người khai hải quan sẽ không cần phải nộp kết quả kiểm tra hải quan cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Đối chiếu với điều luật phân tích nêu trên, việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải được tiến hành kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc: Loại hàng hóa này có thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan hay không.
3. Trách nhiệm của người khai hải quan trong kiểm tra trước thông quan được quy định như nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 85/2019/NĐ-CP thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên có liên quan trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan. Theo đó, trách nhiệm của người khai hải quan sẽ bao gồm:
– Chỉ được đưa vào lưu thông các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan sau khi có đầy đủ văn bản, kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt yêu cầu, hoặc thuộc trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan và được cơ quan hải quan ra quyết định cho phép thông quan;
– Thực hiện quyết định xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu mọi chi phí có liên quan và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành cũng cần phải có một số trách nhiệm sau: Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra của người khai hải quan, kiểm tra và đánh giá hàng hóa theo yêu cầu của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho người khai hải quan và các cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra của mình, cung cấp thông tin cần thiết và phối hợp với các cơ quan hải quan trong quá trình theo dõi giám sát chủ hàng thực hiện biện pháp khắc phục hàng hóa khi hàng hóa đó không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2018 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định 85/2019/NĐ-CP thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
– Công văn 1438/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc một số điểm lưu ý khi thực hiện Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: