Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, quá trình hội nhập thế giới ngày càng được mở rộng, trong những năm gần đây thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được các quốc gia đặc biệt quan tâm, trong đó có vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Vậy theo quy định của pháp luật thì trường hợp nào giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử lý hình sự?
Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng. Như vậy, hành vi giả mạo nhãn hiệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh như sau:
Thứ nhất, hành vi giả mạo nhãn hiệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017. Theo đó:
Khung 1: Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong những trường hợp sau đây (không thuộc trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 193, Điều 194, Điều 195 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017) thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
-
Sản xuất hoặc buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng với giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 100 50.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng tuy nhiên đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc tại một trong các Điều 188, Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 193, Điều 194, Điều 195, Điều 196, Điều 200 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 hoặc đã từng bị kết án về một trong các tổ trên tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
-
Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
-
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Khung 2: Phạm tội một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
-
Có tổ chức;
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong quá trình phạm tội;
-
Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội;
-
Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng, tính năng kỹ thuật với giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
-
Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
-
Làm chết người hoặc tái phạm nguy hiểm;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người đó là từ 61% đến 121%;
-
Gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
-
Sản xuất hoặc buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng, tính năng kỹ thuật với giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;
-
Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên;
-
Làm chết hai người trở lên;
-
Các thiệt hại về tài sản với mức độ từ 1.500.000 đồng trở lên;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người đó từ 122% trở lên.
Thứ hai, người có hành vi giả mạo nhãn hiệu còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 226 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017. Cụ thể như sau:
Khung 1: Người nào có hành vi cố tình xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ trên lãnh thổ của Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc giả mạo chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc tiến hành các hoạt động thu lợi bất chính với giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp hoặc chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
-
Phạm tội có tổ chức;
-
Phạm tội hai lần trở lên;
-
Thu lợi bất chính với giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên;
-
Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý từ 500.000.000 đồng trở lên;
-
Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào có hành vi giả mạo nhãn hiệu thì hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự về hai tội danh đó là: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 226 và tội sản xuất, buôn bán hàng giả căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017. Tùy thuộc vào từng mức độ, tính chất vi phạm của hành vi mà người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội danh khác nhau và với khung hình phạt khác nhau.
2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 96 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, có quy định về các biện pháp xử lý đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Theo đó, đối với các loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm cần phải áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
-
Phân phối hoặc đưa vào sử dụng trên thực tế không nhằm mục đích thương mại căn cứ theo quy định tại Điều 97 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
-
Tiến hành các hoạt động tiêu hủy căn cứ theo quy định tại Điều 98 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
-
Bắt buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tặng chữ loại bỏ tất cả các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các loại hàng hóa quá cảnh là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tiến hành các thủ tục tái xuất đối với các loại hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; trong trường hợp không thể tiến hành các hoạt động loại bỏ yếu tố xâm phạm, hàng hóa, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh hàng hóa đó thì cần phải áp dụng một số biện pháp thích hợp khác căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 96 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
-
Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu, nguyên vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý thì tùy từng trường hợp khác nhau, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và một số biện pháp thích hợp khác căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 96 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
Như vậy, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ được xử lý bằng một trong những biện pháp sau đây:
-
Phân phối hoặc đưa vào sử dụng trên thực tế tuy nhiên không nhằm mục đích thương mại, tìm kiếm lợi nhuận;
-
Tiêu hủy;
-
Loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp không thể loại bỏ được yếu tố xâm phạm thì cơ quan xử lý xâm phạm cần phải áp dụng một số biện pháp thích hợp khác.
3. Các biện pháp phòng ngừa hành vi giả mạo nhãn hiệu:
Tình trạng giả mạo nhãn hiệu hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Vì vậy nhà nước cần phải có những quy định nghiêm khắc trong việc xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nói riêng. Đồng thời, bên cạnh một số biện pháp phòng ngừa và xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân còn phải có những biện pháp phù hợp để tự bảo vệ quyền lợi của mình, như sau:
-
Tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm mục đích bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trên thực tế;
-
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thông tin liên quan đến nhãn hiệu, xem có đối tượng nào giả mạo nhãn hiệu trên thị trường hay không;
-
Áp dụng các biện pháp cần thiết, biện pháp công nghệ để ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.,
-
Yêu cầu tổ chức, yêu cầu cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trái phép chấm dứt hành vi vi phạm của mình, xin lỗi cải chính công khai và bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra;
-
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm minh đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Khởi kiện Toà tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
THAM KHẢO THÊM: