Căn cứ và thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại? Những trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?
Theo quy định tại Điều 62
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
2. Các trường hợp chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại:
Bị hại trong vụ án là những người có các đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, về chủ thể bị hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức;
– Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
– Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, có nghĩa là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.
Theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156
Thứ nhất, chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Theo khoản 1 Điều 134
Hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
– Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
– Có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
– Có tính chất côn đồ;
– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trong trường hợp bị hại chịu tổn hại về sức khỏe nhưng hai bên đã thỏa thuận bồi thường với nhau và người bị hại ở đây không có nhu cầu khởi kiện thì cơ quan có thẩm quyền cũng không tiến hành khởi tố. Đây cũng là trường hợp phổ biến nhất về khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Thứ hai, chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:
Theo khoản 1 Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó;
Hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Thứ ba, chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ tội phạm như sau:
– Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
– Hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Thứ tư, trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội hiếp dâm
Theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hiếp dâm như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Như vậy khi người bị hiếp dâm có nhu cầu thì cơ quan sẽ tiến hành khởi tố vụ án.
Thứ năm, trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội cưỡng dâm
Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng dâm như sau:
Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Sáu, trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội làm nhục người khác
Theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Bảy, trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội vu khống
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
– Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Tám, trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức của người khác như sau:
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Chín, chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như sau:
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.