Trong quá trình ly hôn, không phải trường hợp nào con cái cũng được giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp xét thấy cha mẹ không đủ điều kiện thì vẫn phải giao đứa trẻ cho người khác nuôi dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường của chúng.
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào cha mẹ đều không có quyền nuôi con?
Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014, cha mẹ hoàn toàn có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con trong quá trình ly hôn, nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên trong một số trường hợp, xem xét trên nhiều khía cạnh thì cả hai cha mẹ đều không có quyền nuôi con. Có thể kể đến 02 trường hợp cha mẹ đều không có quyền nuôi con như sau:
Thứ nhất, cha và mẹ đều không đủ điều kiện để có thể trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục và trông nom con cái sau thời kỳ ly hôn. Tức là cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện để có thể lo cho con được một cuộc sống ổn định và đáp ứng nhu cầu phát triển của một đứa trẻ. Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, trong quá trình ly hôn, cha và mẹ đều không được quyền nuôi con nếu không đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Về mặt kinh tế, cả hai cha mẹ đều không có công ăn việc làm ổn định, và không có các khoản thu nhập trên thực tế, không có chỗ ở để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của con cái …;
– Về mặt tinh thần, cả hai cha mẹ đều không chăm nom và chăm sóc, không nuôi dưỡng và giành thời gian giáo dục con cái;
– Về mặt năng lực hành vi dân sự, cả hai cha mẹ đều bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc mắc các bệnh về tâm thần, mắc các chứng bệnh khác dẫn đến khả năng không thể nhận thức và không điều khiển được hành vi, không thể tiến hành hoạt động chăm sóc con cái.
Thứ hai, cha và mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Tức là nếu như cha mẹ của bạn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 85 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, và đồng thời có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tuyên bố hạn chế quyền của cha mẹ đối với con, thì cả hai cha mẹ đều không có quyền nuôi con trong quá trình ly hôn. Cụ thể, Điều 85 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Theo đó thì cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng hoặc sức khỏe, xâm phạm đến danh dự hoặc nhân phẩm của người con với lỗi cố ý, tức là biết hành vi của mình là trái quy định của pháp luật và có thể gây ra hậu quả trên thực tế, nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra, hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giáo dục con cái;
– Phá tán tài sản của con trái quy định của pháp luật;
– Có lối sống đồi trụy và đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Có hành vi xúi giục hoặc ép buộc con dưới bất kỳ hình thức nào để con cái làm những công việc trái quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Căn cứ vào từng trường hợp khác nhau mà cơ quan nhà nước có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan và tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 để có thể ra quyết định, không cho cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con cái và quản lý tài sản riêng của con, hoặc không được làm đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Và tòa án hoàn toàn có thể xem xét để rút ngắn khoảng thời gian này.
2. Cha mẹ đều không có quyền nuôi con thì ai có quyền nuôi dưỡng?
Trong trường hợp nếu xét thấy, những người đang trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ thì những người giám hộ đương nhiên của đứa trẻ hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Nếu trong trường hợp đứa trẻ đã trên 07 tuổi thì tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ xem xét nguyện vọng của đứa trẻ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. Cụ thể, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ được giải quyết khi có một trong các căn cứ theo quy định của pháp luật như sau:
– Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của đứa trẻ;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để có thể trực tiếp chăm nom và giáo dục đứa trẻ;
– Việc xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con phải căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên;
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và cả mẹ đều không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy có thể nói, khi tòa án tuyên cả cha và cả mẹ đều không đủ điều kiện để nuôi con thì đứa trẻ sẽ được giao cho người giám hộ theo quy định về giám hộ tại Điều 52 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó thì người giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên sẽ được xác định là:
– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột được xác định là chị cả sẽ được coi là người giám hộ, nếu anh cả hoặc chị cả không đủ điều kiện để được làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ là người giám hộ, trường hợp có thỏa thuận anh ruột chị ruột khác làm người giám hộ;
– Trong trường hợp không còn người giám hộ là anh ruột hoặc chị ruột theo như phân tích ở trên, thì ông bà nội và ông bà ngoại sẽ được xác định là người giám hộ hoặc những người này sẽ tự thỏa thuận với nhau để cử ra một hoặc một số người trong số họ sẽ đứng ra làm người giám hộ cho con chưa thành niên;
– Trong trường hợp không có những người giám hộ nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột sẽ được xác định là người giám hộ đương nhiên cho con chưa thành niên.
Tóm lại, khi tòa án có thẩm quyền tuyên cha mẹ đều không đủ điều kiện nuôi con thì đứa trẻ sẽ được giao cho người giám hộ thuộc một trong các đối tượng nêu trên
3. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con:
Pháp luật về hôn nhân gia đình hiện nay quy định khả cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và con đối với cha mẹ. Căn cứ theo quy định tại Điều 71 của Thôn Nhân gia đình năm 2014 thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình. Về việc trông nom và giáo dục con sau khi ly hôn, Điều 81 của Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc và giáo dục con chưa thành niên. Vợ chồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền của mỗi bên dành cho con sau khi ly hôn. Trong trường hợp hai bên vợ chồng không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi phát triển mọi mặt của đứa trẻ. Nếu như con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét nguyện vọng của đứa trẻ đó. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có đủ khả năng và không đủ điều kiện để chăm sóc và nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Đối với cha mẹ không trực tiếp nuôi con thì căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định, cha mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được chung sống với người đang trực tiếp luôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con cũng sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái. Sau khi ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không được ai cầm cho. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con không được quyền lạm dụng việc thăm con để con cho vào cái ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục và nuôi dưỡng đứa trẻ. Nếu như cha mẹ có hành vi vi phạm đó thì người đang trực tiếp nuôi đứa trẻ có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm con của cha mẹ. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì cha mẹ trực tiếp nuôi con cùng với các thành viên trong gia đình không được cảm cho người không trực tiếp nuôi con trong quá trình chăm sóc và giáo dục con cái.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp cha mẹ không có quyền nuôi con thì vẫn sẽ có quyền thăm con và cấp dưỡng cho con, phải có nghĩa vụ không được cản trở quá trình chăm con của người đang trực tiếp nuôi đứa trẻ. Quy định này nhằm đảm bảo cuộc sống của người con sau khi cha mẹ ly hôn, bảo đảm cho đứa trẻ được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác và giảm thiểu tổn thương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.