Đối với một số tội phạm, nếu người phạm tội thuộc độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự như: tội gián điệp, tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, tội đưa hối lộ,...
Mục lục bài viết
- 1 1. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội gián điệp:
- 2 2. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy:
- 3 3. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội đưa hối lộ:
- 4 4. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội môi giới hối lộ:
- 5 5. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không tố giác tội phạm:
1. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội gián điệp:
Khoản 4 Điều 110
Như vậy, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội gián điệp được miễn trách nhiệm hình sự khi đồng thời thỏa mãn:
Thứ nhất, người đó đã nhận nhưng không thực hiện các hành vi hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà mình được giao.
Thứ hai, người đó tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nghĩa là họ phải tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện và việc khai báo phải trung thực, đầy đủ và không gian dối.
2. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy:
Đây là một căn cứ miễn trách nhiệm hình sự mới được quy định trong
Theo quy định tại khoản 1 Điều 192
Do vậy, theo khoản 1 Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cấu thành cơ bản của tôi được sửa theo hướng người trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định chỉ cần thỏa mãn một trong các điều kiện là:
(1) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; (2) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
(3) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 247 đòi hỏi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 247 phải tự nguyện phá bỏ, giao nộp toàn bộ số cây thuốc phiện, cô ca, cần sa, cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định trước thi thu hoạch thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội đưa hối lộ:
Theo khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội đưa hối lộ là người có hành vi trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hay lợi ích phi vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn, công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Và mặc dù người đó không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Chủ động khai báo có nghĩa là người đưa hối lộ tự khai báo trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình và hành vi nhận hối lộ. Hình thức khai báo có thể trực tiếp bằng lời nói hay gián tiếp bằng văn bản.
4. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội môi giới hối lộ:
Khoản 6 Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Như vậy đây là căn cứ miễn trách nhiệm được áp dụng tùy nghi.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo căn cứ này phải có 2 diều kiện:
Một là người đó làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận về việc đưa – nhận hối lộ cũng như về công việc làm hoặc không làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ đối mà của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hay lợi ích phi vật chất.
Hai là người đó chủ động khai báo trước khi bị phát giác. Việc khai báo phải trung thực, đầy đủ những gì mình biết và không gian dối.
5. Miễn trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không tố giác tội phạm:
Khoản 2 Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt”.
“Người không tố giác” ở đây loại trừ người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ, chồng và người bào chữa của người phạm tội mà không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì những người này không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không tố giác tội phạm có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong hai điều kiện:
Thứ nhất, người đó đã có hành động can ngăn người phạm tội. Tức là đã tự khuyên bảo, ngăn cản, thậm chí có thể đe dọa người đang chuẩn bị hoặc đang thực hiện phạm tội để họ không thực hiện tội phạm nữa hoặc dừng việc phạm tội lại.
Thứ hai, người đó đã hạn chế tác hại của tội phạm, nghĩa là trường hợp tội phạm đã được thực hiện, nhưng người không tố giác đã kịp thời sử dụng những biện pháp để hậu quả không xảy ra hoặc xảy ra ở mức độ thấp nhất có thể. Nói một cách khác, hành vi hạn chế tác hại của tội phạm có nghĩa làm cho thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra ở mức thấp nhất. Những biện pháp ấy có thể là