Truờng hợp lái xe gây tai nạn chết người mà không phải đi tù? Xác định lỗi trong việc gây tai nạn giao thông làm chết người? Bồi thường thiệt hại dân sự khi gây tai nạn làm chết người?
Người tham gia giao thông bao gồm có người điều khiển, có người sử dụng phương tiện; có người điều khiển, dẫn dắt súc vật; có người đi bộ. Những người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc giao thông nhằm giữ gìn an toàn cho chính mình và cả cho người khác. Nếu người tham gia giao thông lái xe gây tai nạn chết người thì sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy trường hợp lái xe gây tai nạn chết người mà không phải đi tù?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Truờng hợp lái xe gây tai nạn chết người mà không phải đi tù?
Căn cứ Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo điều này thì người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt tù trong trường hợp:
– Làm chết người;
– Gây ra tổn hại về sức khỏe, mà có thương tích của 01 người với tỷ lệ là 61% trở lên;
– Gây ra các thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
Căn cứ vào mức độ, căn cứ vào tính chất của hành vi, thì người nào mà phạm tội này thì sẽ có thể bị phạt cao nhất là lên đến 15 năm tù nếu như:
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây ra thương tích hoặc gây ra tổn hại về sức khỏe của 03 người trở lên với tổng tỷ lệ là 201% trở lên;
– Gây ra các thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên;
Như vậy, nếu trong trường hợp mà làm chết người khi có các hành vi vi phạm giao thông thì đó sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc có thể sẽ phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nghiêm trọng hơn người dó sẽ có thể bị phạt tù đến 15 năm.
Với quy định nêu trên thì người tham gia giao thông sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như:
– Không chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông;
– Gây ra các hậu quả chết người hoặc là gây ra thương tích hoặc là gây ra tổn hại cho sức khỏe của những người khác theo các quy định tại Bộ luật Hình sự.
Do đó, nếu như gây ra hậu quả chết người nhưng người đó không vi phạm các quy định giao thông như là họ đã đi đúng phần đường, đi đúng tốc độ… chấp hành đúng các quy định được quy định trong Luật Giao thông đường bộ thì đối tượng này sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Như vậy, không phải là trường hợp nào người gây tai nạn giao thông cũng sẽ bị xử phạt tù ở mức án cao nhất mà còn phải tuỳ thuộc vào tính đúng/sai khi người đó lái xe và vào mức độ nghiêm trọng của các hậu quả để lại như thế nào,… Nếu như người điều khiển phương tiện mà tuân thủ đúng về luật giao thông đường bộ mà lại xảy ra tai nạn giao thông và có để lại hậu quả nghiêm trọng cho đối phương thì họ chỉ cần bồi thường cho những người bị nạn và họ không phải ngồi tù.
2. Xác định lỗi trong việc gây tai nạn giao thông làm chết người:
Như đã phân tích ở trên thì nếu người điều khiển phương tiện giao thông tuân thủ đúng về luật giao thông đường bộ mà lại xảy ra tai nạn giao thông và có để lại hậu quả nghiêm trọng cho đối phương thì họ chỉ cần bồi thường cho những người bị nạn và họ không phải ngồi tù. Chính vì thế việc xác định lỗi trong việc gây tai nạn giao thông chết người rất quan trọng trong việc quyết định xem người gây tai nạn giao thông có phải ngồi tù khi mà người bị tai nạn chết không.
Lỗi chính là dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm, nó phản ánh về chủ thể đã lựa chọn thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội khi mà có đủ các điều kiện lựa chọn thực hiện các hành vi khác phù hợp với lại đòi hỏi của xã hội. Xét về hình thức thể hiện, thì lỗi bao gồm là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, thì lỗi cố ý gồm có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; còn lỗi vô ý thì gồm có vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Đó chính là bốn loại trường hợp có lỗi.
Để xác định được ai là người có lỗi ở trong vụ tai nạn giao thông, thì cần phải đối chiếu với các hành vi của người đó với các quy định pháp luật, đối chiếu với những hậu quả của vụ tai nạn nhằm để biết rằng các hành vi đó có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ tai nạn giao thông hay không.
Ta lấy một ví dụ để minh chứng cho việc xác định lỗi trong vụ tai nạn giao thông như sau:
Anh A đang đang điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường thẳng, đi đúng phần đường đúng chiều dành cho xe mô tô, đi đúng tốc độ cho phép ở trên đoạn đường đó thì bất ngờ ở bên trái đường có anh B đang điều khiển xe mô tô rẽ trái để chuyển hướng ngang qua đường. Do ở khoảng cách gần, anh A chỉ kịp xử lý để đạp phanh. Hậu quả là xe do anh A đang điều khiển đã va đụng vào phần hông bên phải của xe mô tô do anh B điều khiển đang đi ngang sang đường, khiến anh B bị thương nặng, đã đưa vào viện cứu chữa nhưng anh B không qua khỏi. Được biết, khi anh B tham gia giao thông thì có nồng độ cồn vượt qua mức cho phép.
Xét tình huống này để biết được anh A có phải là người có lỗi trong vụ tai nạn hay không để cho Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì phải đối chiếu với quy định của Luật Giao thông đường bộ, cụ thể:
Xét về hành vi của anh A thì anh A là người đang điều khiển xe mô tô ở trên đường thẳng, mà căn cứ theo Điều 15 của
3. Bồi thường thiệt hại dân sự khi gây tai nạn làm chết người:
3.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về căn cứ trách nhiệm phát sinh bồi thường thiệt hại, theo điều này thì:
– Người nào có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, xâm phạm đến sức khỏe, xâm phạm đến danh dự, xâm phạm đến nhân phẩm, xâm phạm đến uy tín, xâm phạm đến tài sản, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà có gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, các luật khác có liên quan quy định khác.
– Người gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự trong trường hợp là thiệt hại phát sinh là do các sự kiện bất khả kháng hoặc do hoàn toàn do lỗi của chính bên bị thiệt hại, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác hoặc các luật khác có quy định khác.
– Trường hợp mà tài sản gây thiệt hại thì chính chủ sở hữu, chính người chiếm hữu tài sản sẽ phải có chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp là thiệt hại có phát sinh theo các quy định tại khoản 2 Điều này
Như vậy, người gây tai nạn giao thông xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của những người khác mà gây thiệt hại do lỗi của họ thì sẽ phải bồi thường theo quy định.
Ngoài ra, tại Điều 601 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, theo quy định này thì
– Chủ sở hữu của chính nguồn nguy hiểm cao độ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
– Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng về nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thiệt hại đã xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của chính người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại đã xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc do tình thế cấp thiết, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định này thì người lái xe gây tai nạn giao thông chết người sẽ phải bồi thường cho người bị nạn, người gây tai nạn chỉ không phải bồi thường khi mà thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của chính người bị thiệt hại hoặc do thiệt hại xảy ra ở trong trường hợp bất khả kháng hoặc có tình thế cấp thiết.
3.2. Bồi thường thiệt hại dân sự khi gây tai nạn chết người:
Theo quy định pháp luật dân sự về cách xác định thiệt hại thì người gây tai nạn giao thông chết người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có) và thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Cụ thể:
Theo Điều 589 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm có:
– Các tài sản bị mất, các tài sản bị hủy hoại hoặc các tài sản bị hư hỏng.
– Các lợi ích mà có gắn liền với việc sử dụng, hay việc khai thác tài sản đã bị mất, bị giảm sút.
– Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, để hạn chế và để khắc phục các thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Về phần bồi thường thiệt hại dân sự khi xảy ra tai nạn giao thông khiến cho những người bị tai nạn chết thì căn cứ Điều 591 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định người gây tai nạn phải bồi thường những khoản sau:
– Thiệt hại do sức khỏe người bị tai nạn bị xâm phạm theo các quy định tại Điều 590 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
– Các chi phí hợp lý cho việc mai táng người bị chết do tai nạn giao thông;
– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị chết do tai nạn giao thông có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại về dân sự trong trường hợp là tính mạng của người bị chết do tai nạn giao thông bị xâm phạm sẽ phải bồi thường thêm một khoản tiền nhằm mục đích là để bù đắp tổn thất về tinh thần cho các người thân thích thuộc trong hàng thừa kế thứ nhất của người bị chết. Quy định mức bồi thường này sẽ do các bên thỏa thuận với nhau; nếu như các bên không thỏa thuận được thì quy định mức tối đa cho một người bị chết sẽ không quá một trăm lần của mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chết người thì họ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường gồm có thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (các tài sản bị hư hỏng, bị mất mát nếu có) và do tính mạng bị xâm phạm (gây ra chết người).