Các quy định của pháp luật liên quan đến việc mở công ty, góp vốn, chuyển nhượng vốn là một trong những vấn đề khá phức tạp. Quyền mua cổ phần trong công ty được xem là công cụ để doanh nghiệp có thể huy động vốn khi cần thiết. Vậy những trường hợp nào sẽ không được quyền góp vốn, mua cổ phần công ty?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp không được góp vốn, mua cổ phần công ty:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Văn bản hợp nhất
– Cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có sử dụng tài sản của nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi riêng cho các cơ quan, đơn vị đó;
– Đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp căn cứ theo quy định của Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Luật phòng chống tham nhũng.
Đối chiếu với quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm. Theo đó, ngoài những việc không được làm được quy định cụ thể tại Điều 18 và Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 phẩy thì cán bộ và công chức còn không được làm những việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, không được thực hiện các công việc liên quan tới chế độ công tác nhân sự căn cứ theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về quy tắc xử sự của người có chức vụ quyền hạn. Theo đó thì người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan nhà nước sẽ không được phép thực hiện thủ tục góp vốn vào các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó đang trực tiếp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, hoặc để vợ chồng/bố mẹ/con kinh doanh trong phạm vi ngành nghề do người đó trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Như vậy, trường hợp không được quyền góp vốn/mua cổ phần công ty bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có sử dụng tài sản của nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để nhằm mục đích thu lợi riêng cho cơ quan và đơn vị của mình;
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp căn cứ theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, pháp luật viên chức, pháp luật phòng chống tham nhũng.
2. Không có quyền góp vốn, mua cổ phần công ty nhưng vẫn thực hiện thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thành lập doanh nghiệp. Cụ thể:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, số lượng cổ đông trong doanh nghiệp;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp, thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua lại phần vốn góp tại các tổ chức kinh tế khác tuy nhiên không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
+ Không có quyền góp vốn, không có quyền mua cổ phần hoặc phần vốn góp tuy nhiên vẫn cố tình thực hiện.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau:
+ Có hành vi không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định của pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời gian góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do các thành viên/các cổ đông sáng lập không góp đầy đủ số vốn, tuy nhiên không có thành viên/không có cổ đông sáng lập nào khác thực hiện hoạt động cam kết góp vốn;
+ Có hành vi cố tình định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế.
Theo đó thì có thể nói, các chủ thể không có quyền góp vốn/mua cổ phần công ty vẫn cố ý thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này đó là bắt buộc phải thay đổi thành viên góp vốn.
3. Đối tượng nào không có quyền thành lập và thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định cụ thể về việc, các tổ chức và cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trên lãnh thổ của Việt Nam. Ngoại trừ các đối tượng sau:
– Các chủ thể được xác định là cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận riêng cho cơ quan và đơn vị đó;
– Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức và pháp luật về viên chức;
– Các đối tượng được xác định là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng đang công tác và làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Các đối tượng được xác định là sĩ quan, hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an làm việc và công tác trong các cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam. Ngoại trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện trách nhiệm quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện trách nhiệm quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Các cán bộ lãnh đạo, giữ chức vụ quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo quy định tại Điều 88 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022, ngoại trừ những đối tượng được xác định là người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện trách nhiệm quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
– Chủ thể được xác định là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi, các tổ chức không có tư cách pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015;
– Chủ thể đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định có hiệu lực của tòa án, bị giam giữ hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù, những đối tượng đang trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc, đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ/cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc trong một khoảng thời gian nhất định, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu thì người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho các cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức;
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2020 Luật Phòng chống tham nhũng;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: