Các trường hợp đưa người vào trung tâm cải tạo, trường giáo dưỡng mới nhất? Thủ tục đưa người vào trại giáo dưỡng?
Hiện nay, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi được áp dụng nhiều trên thực tế. Đây là biện pháp được nhận định là hiệu quả và nhân đạo đối với những người vi phạm nhưng không cần phải xử lý trách nhiệm hình sự. Theo quy định pháp luật, các trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý:
–
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp đưa người vào trung tâm cải tạo, trường giáo dưỡng mới nhất:
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại, do tôi đã lập gia đình nên mẹ tôi sống chung với em tôi ở dưới quê. Tuy nhiên, em tôi không chịu làm việc suốt ngày say rượu và về nhà đập phá đồ đạc, vòi tiền mẹ để đi uống rượu thậm chí có hành động hăm dọa vác búa đe dọa những người can ngăn hoặc không cho mượn tiền uống rượu nhưng vì chưa vi phạm an ninh trật tự nên chưa đi cải tạo được. Nhiều lần họ hàng nhà tôi quyết định đưa em ấy đi cải tạo nhưng mẹ tôi không ký vào đơn. Luật sư cho tôi hỏi để đưa một người đến trung tâm cải tạo có cần xác nhận của người thân cũng sống chung không và thủ tục thực hiện ra sao? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định pháp luật hiện hành, cần phân biệt hai trường hợp đưa người vào trường giáo dưỡng như sau:
Dưới góc độ Hình sự:
Đây là biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS. Đưa người vào trường giáo dưỡng sẽ do Tòa án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội và chỉ áp dụng trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng.
Dưới góc độ hành chính:
Đưa vào trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi họ có hành vi vi phạm luật hành chính. Thông qua biện pháp này giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Tại điều 92
– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật xử lý vi phạm hành chính và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trong đó có hành vi: hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định
– Ngoài ra, không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính.
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
Căn cứ vào quy định trên thì trong trường hợp này bạn phải xác định rõ cụ thể em bạn có nằm trong độ tuổi và hành vi cần phải đưa vào trường giáo dưỡng.
Vậy nên, nếu em bạn nằm trong độ tuổi vị thành niên tức là dưới 18 tuổi và hành vi có dấu hiệu như theo quy định trên thì mới đủ điều kiện để đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Thủ tục đưa người vào trại giáo dưỡng:
Thủ tục thực hiện về việc đưa một người vào trường giáo dưỡng bao gồm:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
– Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, bao gồm những tài liệu sau:
+ Bản tóm tắt lý lịch;
+ Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm;
+ Các biện pháp giáo dục đã áp dụng trước đó;
+ Bản tường trình của người vi phạm;
+ Ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Ngoài ra, cần có ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có)
+ Các tài liệu khác có liên quan;
– Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với họ, bao gồm:
+ Biên bản vi phạm;
+ bản tóm tắt lý lịch;
+ Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó;
+ Bản trích lục tiền án, tiền sự;
+ Biện pháp giáo dục đã áp dụng trước đó (nếu có);
+ Bản tường trình của người vi phạm;
+ Ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
Với các hồ sơ tài liệu trên, Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị theo đúng quy định.
– Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà họ thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản tóm tắt lý lịch;
+ Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó;
+ Biện pháp giáo dục đã áp dụng;
+ Bản tường trình của người vi phạm,
+ Ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
Bước 2: Thông báo đến người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cha mẹ, người đại diện theo pháp luật của họ.
Ba cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định trên phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị.
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản đến người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 3: Chuyển hồ sơ đến
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ như trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ, cho Trưởng Công an cấp huyện.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Công an cấp huyện căn cứ hồ sơ để quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị
Trong Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ trong thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 99 của Luật xử lý vi phạm hành chính , Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật xử lý vi phạm hành chính quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng có hành vi vi phạm để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Như vậy, để trả lời chính xác em của bạn có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hay không, gia đình cần đối chiếu về độ tuổi (dưới 18 tuổi) và thuộc một trong các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hay không. Khi thấy đủ điều kiện áp dụng biện pháp này, gia đình có thể đề nghị UBND xã phường hoặc cơ quan theo quy định trên để lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gửi Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định.