Công chức cấp xã là gì? Bằng đại học là gì? Tiêu chuẩn công chức cấp xã? Quyền và nghĩa vụ của công chức cấp xã? Trường hợp công chức cấp xã không bắt buộc có bằng đại học?
Công chức cấp xã là một chức danh trong cơ quan nhà nước. Vậy những tiêu chuẩn bắt buộc đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào? Công chức cấp xã có bắt buộc phải có bằng đại học hay có trường hợp nào công chức cấp xã không bắt buộc phải có bằng đại học không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
– Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
– Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1.Công chức cấp xã là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có thể hiểu Công chức cấp xã là công dân Việt Nam, là những người được nhà nước tuyển dụng để giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ trong Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước .
Công chức cấp xã bao gồm các chức danh như: Trưởng Công an xã; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Văn phòng – Thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Công chức Tài chính – kế toán; Công chức Tư pháp – hộ tịch;Công chức Văn hóa – xã hội.
Mỗi chức danh công chức cấp xã sẽ được bố trí từ 1 người trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bố trí tăng thêm người hoặc bớt người ở một số chức danh công chức cấp xã để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn nhưng không được vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
Khi tuyển dụng, ghi hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã hội phải thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp xã theo quy định của pháp luật trong trường hợp những chức danh công chức cấp xã có từ 2 người đảm nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng, phân công, điều động, luân chuyển và bố trí người đảm nhiệm các chức danh công chức cấp xã phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đáp ứng các yêu cầu của vị trí chức danh công chức dựa theo căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã
2. Bằng đại học là gì?
Bằng đại học theo cách hiểu thông thường đây là loại bằng được phát cho những người đã được đào tạo trình độ đại học theo quy định của bộ giáo dục. Tại khoản 2 Điều 12
“Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.
Theo khái niệm mà
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học nhưng chỉ có 5 loại bằng tốt nghiệp đại học theo quy định của pháp luật bao gồm: Bằng kỹ sư (là loại bằng tốt nghiệp đại học giành cho những người tốt nghiệp ngành kỹ thuật); bằng kiến trúc sư (là loại bằng tốt nghiệp dành cho những người tốt nghiệp ngành kiến trúc); bằng bác sĩ, mẫu bằng dược sĩ, mẫu bằng cử nhân (là loại bằng tốt nghiệp dành cho những người học ngành y, dược; bằng Cử nhân (là loại bằng tốt nghiệp dành cho những người tốt nghiệp các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế) và mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành còn lại.
3.Tiêu chuẩn công chức cấp xã:
Mỗi ngành nghề, mỗi cán bộ, công chức, viên chức đều có những tiêu chuẩn bắt buộc. Công chức cấp xã cũng vậy, những công chức này phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV như sau:
Thứ nhất, công chức cấp xã phải là những người đủ từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, công chức cấp xã ít nhất phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây là điều kiện tiên quyết và tối thiểu nhất của một công chức cấp xã.
Thứ ba, Công chức cấp xã còn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể:
Công chức cấp xã phải được tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác, chỉ cần có bằng trung cấp.
Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã ở các khu vực: Miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
Thứ tư, Công chức cấp xã còn phải đáp ứng về tiêu chuẩn như được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật về tin học.
4. Quyền và nghĩa vụ của công chức cấp xã:
Mỗi công chức cấp xã đều có những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định theo quy định tại luật cán bộ công chức 2008, cụ thể:
Công chức cấp xã có các quyền như sau:
– Công chức cấp xã được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của
– Công chức cấp xã khi làm việc tại các cơ quan chuyên ngành cũng được hưởng lương và các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thôi việc và các quy định khác;
– Được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức, cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
– Công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi liên quan đến thai sản theo quy định của
– Công chức cấp xã có quyền tham gia các hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; ngoài ra được nhà nước tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, sáng tác; và công chức cấp xã cũng được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao;
– Là công chức cấp xã làm việc trong cơ quan nhà nước nhưng họ vẫn được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và đồng thời họ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đó;
– Công chức cấp xã khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ;
– Những công chức cấp xã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật; còn những người bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để áp dụng chính sách chế độ tương tự như đối với thương binh.
Nghĩa vụ của công chức cấp xã:
– Công chức cấp xã phải luôn trung thành với Tổ quốc và phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt;
– Chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
– Công chức cấp xã phải luôn là những người có nếp sống lành mạnh để nhân dân noi theo, tôn trọng nhân dân, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền;
– Công chức cấp xã phải đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; luôn giữ gìn và bảo vệ của công; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, công chức cấp xã phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động sáng tạo, phối hợp với mọi người trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo thời hạn quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức;
– Luôn gương mẫu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn; công chức cấp xã phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;
– Khi có yêu cầu phải sẵn sàng chấp hành sự điều động, quyết định phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định;
– Công chức cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; công chức cấp xã giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
5.Trường hợp công chức cấp xã không bắt buộc có bằng đại học:
Như đã nêu ở trên, để trở thành một công chức cấp xã bận cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật, trong đó có quy định rằng công chức cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn là có bằng đại học trở lên. Tuy nhiên, không phải tất cả các công chức cấp xã bắt buộc phải có bằng đại học, pháp luật có loại trừ một số các trường hợp công chức cấp xã không bắt buộc có bằng đại học chuyên ngành phù hợp như sau:
Một là, Những công chức xã làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà UBND cấp tỉnh quy định thì những trường hợp này chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn từ trung cấp đến cao đẳng.
Hai là,Công chức tại các xã/thị trấn không thuộc trường hợp làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhưng được tuyển dụng trước ngày 25/12/2019 mà chưa có bằng đại học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã thì cũng không yêu cầu phải có bằng đại học. Bởi các những công chức cấp xã này đã phải có thời hạn 05 năm kể từ ngày 25/12/2019 để đáp ứng điều kiện về chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Ba là, Một số trường hợp khác do pháp luật có quy định : Ví dụ như công chức chức tư pháp – hộ tịch cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch năm 2014 cần có các tiêu chuẩn như: Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Như vậy, đối với chức danh công chức tư pháp – hộ tịch, hiện nay chỉ yêu cầu có trình độ từ trung cấp luật trở lên mà không bắt buộc phải có bằng đại học.