Công chức cấp xã có các chức danh gồm? Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức cấp xã? Tiêu chuẩn công chức cấp xã? Trường hợp công chức cấp xã bắt buộc phải có bằng đại học?
Công chức cấp xã bao gồm những cán bộ và công chức cấp xã, là người đứng đầu của xã, và làm việc tại cơ quan hành chính của nhà nước. Cán bộ xã (công chức xã), phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội. Tiêu chuẩn của công chức cấp xã được quy định cụ thể, trong đó bao gồm tiêu chuẩn phải có bằng đại học học với chuyên ngành phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.
Cơ sở pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019
–
– Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành;
– Thông tư 04/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Công chức cấp xã có các chức danh gồm:
Chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm các chức danh sau:
– Trưởng Công an;
– Chỉ huy trưởng Quân sự;
– Văn phòng – thống kê;
– Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
– Tài chính – kế toán;
– Tư pháp – hộ tịch;
+ Văn hóa – xã hội.
Theo đó, Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
– Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;
– Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức cấp xã:
2.1. Quyền của cán bộ, công chức cấp xã:
– Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của
– Được hưởng lương và các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thôi việc và các quy định khác;
– Được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức, cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn;
– Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định của
– Có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao;
– Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đó;
– Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ;
– Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật; bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để áp dụng chính sách chế độ tương tự như đối với thương binh.
2.2. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã:
– Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt;
– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
– Có nếp sống lành mạnh, tôn trọng nhân dân, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền;
– Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động sáng tạo, phối hợp trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; đạt tiêu chuẩn theo thời hạn quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức;
– Gương mẫu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;
– Chấp hành sự điều động, quyết định phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả việc thi hành quyết định đó;
– Cán bộ, công chức cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức cấp xã giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tiêu chuẩn công chức cấp xã:
Thứ nhất: Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3
Đối với các công chức Văn phòng – thống kê, Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội:
– Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Ngoài ra, đối với từng chức danh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định thì sẽ có Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã.
Tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì công chức cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể thấp hơn một cấp trình độ.
Thứ hai, ngoài việc phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3
– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại
4. Trường hợp công chức cấp xã bắt buộc phải có bằng đại học:
Như đã phân tích ở trên, tốt nghiệp đại học là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc của công chức cấp xã. Bằng đại học phải thuộc các ngành đào tạo phù hợp với từng nhiệm vụ được giao theo chức danh. Bằng đại học là bắt buộc đổi với công chức cấp xã ngoại trừ những trường hợp sau:
– Công chức xã làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà UBND tỉnh quy định trình độ chuyên môn từ trung cấp đến cao đẳng.
– Công chức tại các xã/thị trấn không thuộc trường hợp trên nhưng đã được tuyển dụng trước ngày 25/12/2019 mà chưa có bằng đại học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Đối với công chức cấp xã thuộc trường hợp này, luật quy định thời hạn 05 năm kể từ ngày 25/12/2019 để họ đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn và có bằng đại học chuyên ngành đáp ứng vị trí được giao.
– Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ví dụ: Công chức tư pháp – hộ tịch. Hiện nay, tại khoản 2 Điều 72
– Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
– Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Do đó, đối với chức danh công chức tư pháp – hộ tịch, hiện nay chỉ yêu cầu có trình độ từ trung cấp luật trở lên mà không bắt buộc phải có bằng đại học.
Như vậy, ngoài 03 trường hợp nêu trên, công chức cấp xã bắt buộc phải có bằng đại học phù hợp với chuyên môn, nhiệm vụ được giao.