Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi. Đó là trách nhiệm theo pháp luật và cũng là đạo đức ứng xử của dân tộc ta. Tuy nhiên, đến thời điểm nghĩa vụ này sẽ chấm dứt. Cùng bài viết tìm hiểu khái niệm và các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Mục lục bài viết
1. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người phải cấp dưỡng ngừng việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng
2. Trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hôn nhân gia đình là nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nghĩa vụ cấp dưỡng nêu trên có thể được chấm dứt. Căn cứ Điều 118,
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật dân sự 2015 người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Họ hoàn toàn có đủ khả năng tham gia lao động phổ thông để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không nhận được cấp dưỡng từ người cấp dưỡng.
Đối với trường hợp người đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì người cấp dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi người đó không còn ở trong tình trạng thuộc các trường hợp này nữa.
Tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải xuất phát từ các điều kiện khách quan như bản thân người được cấp dưỡng bị tàn tật, thường xuyên đau ốm, sức khỏe yếu không đủ khả năng tham gia lao động…
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi.
Điều 24
“1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
……..
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.
Như vậy từ quy định nêu trên, khi người con được nhận làm con nuôi thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ cấp dưỡng của bố/mẹ đứa bé sẽ chấm dứt trừ khi người này tự nguyện tiếp tục cấp dưỡng nuôi con. Khi đó, bố mẹ nuôi có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người con nhận nuôi.
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng.
Việc người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng không chỉ đạt được mục đích của việc cấp dưỡng là hỗ trợ tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng mà còn góp phần cải thiện, duy trì mối quan hệ giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Do đó, trong trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng ban đầu đương nhiên chấm dứt.
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Vì vậy, “Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác” (Khoản 1 Điều 107
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.
Đây là quy định áp dụng cho việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn và không áp dụng cho việc cấp dưỡng giữa cha/mẹ và con khi cha mẹ ly hôn. Theo đó trong trường hợp khi hai vợ chồng đã ly hôn mà người chồng/vợ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người kia thì khi người được cấp dưỡng kết hôn với người khác thì nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng đương nhiên chấm dứt còn việc cấp dưỡng giữa chồng/vợ và con thì vẫn tiếp tục tiến hành như pháp luật đã quy định trong bản án ly hôn của hai vợ chồng.
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Sở dĩ pháp luật có quy định về vấn đề cấp dưỡng nhằm đảm bảo duy trì mối quan hệ cũng như trách nhiệm giữa những người có mối quan hệ đặc biệt với nhau, giữ gìn truyền thống tốt đẹp về đạo đức của con người. Việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có hiệu lực về sau. Bên cạnh đó, nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi chấm dứt, vẫn có thể được xác lập lại khi có một bên lại lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng, điều kiện cấp dưỡng.
3. Chấm dứt cấp dưỡng đối với em trai thành niên:
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi không sống với tôi nhưng theo quy định của pháp luật tôi phải cấp dưỡng cho em mình nhưng hiện nay em tôi đã học xong đại học thì tôi muôn hỏi Luật sư tôi có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với em trai mình không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy đinh của Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:
Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật
Như vậy khi em trai anh đã thành niên và hoàn toàn có khả năng lao động để nuôi sống bản thân mình thì anh được phép chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng này.
4. Thời điểm chấm dứt cấp dưỡng giữa vợ và chồng:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. Theo quy định tại
Trong đó việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng được quy định như sau:
“Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất định, đó là:
+) Thứ nhất: bên được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng như không còn nhà ở, không có thu nhập, ốm đau, bệnh tật.
+) Thứ hai: bên được cấp dưỡng phải có thể yêu cầu.
Việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng sẽ bị chấm dứt nếu như có một trong các căn cứ chấm dứt được quy định tại Điều 118
“Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Như vậy, việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt khi bên được cấp dưỡng có tài sản tự nuôi mình; bên cấp dưỡng hoặc bên được cấp dưỡng chết; bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn chấm dứt khi bên được cấp dưỡng kết hôn với người khác
Đây là một quy định của pháp luật thể hiện tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và nâng cao giá trị đạo đức xã hội, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, thể hiện tình nghĩa vợ chồng ngay cả khi quan hệ vợ chồng đã không còn được pháp luật bảo hộ.
Như vậy, sau khi ly hôn, nếu một bên rơi vào tình trạng túng quẫn thì có thể yêu cầu bên kia cấp dưỡng và bên kia chỉ thực hiện nghĩa vụ này khi có khả năng. Tuy nhiên, trên thực tế, khi đã ly hôn, tâm lý chung của vợ hoặc chồng là hiếm khi muốn có sự “nhờ vả” đến người còn lại. Chỉ đến khi lâm vào tình trạng quá quẫn bách, không còn biết bấu víu vào ai nữa thì họ mới phải tìm sự giúp đỡ của người kia.