Bác sĩ là những cá nhân được đào tạo chuyên sâu, có chức năng chuẩn đoán và đưa ra quyết định, kế hoạch điều trị, thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì trường hợp nào bác sĩ có quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào bác sĩ có quyền từ chối khám chữa bệnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về vấn đề từ chối khám chữa bệnh. Theo đó, người hành nghề được quyền từ chối khám chữa bệnh khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, tiên lượng tình trạng bệnh của bệnh nhân được xác định là vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của bản thân tuy nhiên phải giới thiệu người bệnh đó đến người hành nghề khác hoặc giới thiệu đến cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh cho bệnh nhân; đồng thời phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu kịp thời, theo dõi, chăm sóc sức khỏe, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh đó được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc người bệnh được di chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh mới.
Thứ hai, việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ.
Thứ ba, người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm trái phép đến thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của người hành nghề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngoại trừ trường hợp người đó mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác không có khả năng nhận thức, không thể điều khiển được hành vi của mình.
Thứ tư, người bạn yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh mới không phù hợp với quy định về chuyên môn kĩ thuật của bác sĩ.
Thứ năm, người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh không chấp hành đầy đủ chỉ định về chuẩn đoán, phương pháp điều trị, kĩ thuật chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, động viên, thuyết phục bằng nhiều biện pháp khác nhau mà việc không chấp hành này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của bệnh dân.
Như vậy, bác sĩ sẽ có quyền từ chối khám chữa bệnh khi thuộc một trong 05 trường hợp nêu trên.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám chữa bệnh của bác sĩ:
Trước hết, bác sĩ trong quá trình hành nghề cần phải tuân thủ theo nguyên tắc khám chữa bệnh tại Điều 3 Luật Khám chữa bệnh năm 2023. Bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:
-
Tôn trọng, đối xử bình đẳng, bảo vệ, không phân biệt kỳ thị, phân biệt đối xử giữa những người bệnh với nhau;
-
Ưu tiên khám chữa bệnh đối với người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em trong độ tuổi dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người khuyết tật nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của từng cơ sở khám chữa bệnh khác nhau;
-
Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, hợp tác với người hành nghề, với người khác khi đang trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám chữa bệnh;
-
Thực hiện kịp thời, tuân thủ đầy đủ quy định về chút môn kĩ thuật trong quá trình hành nghề;
-
Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động khám chữa bệnh;
-
Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám chữa bệnh với nhau.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám chữa bệnh. Bao gồm các hành vi sau:
-
Xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bệnh nhân;
-
Từ chối hoặc cố tình chậm cấp cứu bệnh nhân, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại Điều 40 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 (như phân tích nêu trên);
-
Khám chữa bệnh tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật khám chữa bệnh năm 2023;
-
Khám chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề, phạm vi hoạt động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
-
Thanh tra khám chữa bệnh ngoài thời gian, ngoài địa điểm đã đăng ký hành nghề khám chữa bệnh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
-
Không tuân thủ đầy đủ quy định về chuyên môn kĩ thuật, áp dụng phương pháp và sử dụng các trang thiết bị y tế khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý;
-
Có hành vi gây nhiễu sách, phiền hà trong hoạt động khám chữa bệnh;
-
Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành, trái quy định của pháp luật;
-
Cái đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kĩ thuật, trang thiết bị y tế, gợi ý điều chuyển người bệnh tới cơ sở khám chữa bệnh khác nhằm mục đích trục lợi cá nhân;
-
Có hành vi tẩy xóa, sửa chữa thành phần hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin khám chữa bệnh hoặc lập thành phần hồ sơ bệnh án giả, các loại giấy tờ khống và kết quả khám chữa bệnh;
-
Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
-
Sử dụng rượu bia, sử dụng các loại đồ uống có cồn, sử dụng các chất kích thích, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân;
-
Sử dụng hình thức mê tín dị đoan trong hoạt động khám chữa bệnh;
-
Từ chối tham gia hoạt động khám chữa bệnh khi có thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp khác theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
-
Cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thuộc trường hợp: Cơ sở khám chữa bệnh không có giấy phép hoạt động; đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép;
-
Có hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động trái quy định pháp luật;
-
Lợi dụng hình ảnh, lợi dụng tư cách của người hành nghề để tuyên truyền, quảng bá, phát ngôn, khuyến khích bệnh nhân sử dụng phương pháp khám chữa bệnh khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
-
Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín của người hành nghề hoặc những cá nhân khác làm việc, công tác tại cơ sở khám chữa bệnh; hoặc có hành vi phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám chữa bệnh trái quy định pháp luật;
-
Có hành vi ngăn cản bệnh nhân thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở; hoặc có hành vi cố tình thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với cá nhân không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh;
-
Có hành vi quảng cáo, quảng bá vượt quá phạm vi hành nghề của bản thân hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y khoa để quảng bá, quảng cáo gian dối về hoạt động khám chữa bệnh;
-
Đăng tải công khai các thông tin mang tính chất quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa tuy nhiên chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám chữa bệnh sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên, trong đó có hành vi từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh.
Vì vậy, không phải trong trường hợp nào bác sĩ cũng có quyền từ chối khám chữa bệnh, chỉ khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 40 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 thì mới có quyền từ chối khám chữa bệnh.
3. Trường hợp nào bác sĩ bắt buộc phải thực hiện khám chữa bệnh cho bệnh nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về vấn đề bắt buộc chữa bệnh. Theo đó, các trường hợp bắt buộc chữa bệnh bao gồm:
-
Người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm;
-
Người bệnh là cả nhân mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng hoặc có hành vi tự sát;
-
Người bệnh mắc các chứng bệnh tâm thần ở trạng thái kích động mạnh có khả năng gây nguy hại cho bản thân; hoặc thực hiện nhiều hành vi gây nguy hiểm cho người khác; hoặc phá hoại tài sản;
-
Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện thủ tục khám chữa bệnh khi bệnh nhân thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
THAM KHẢO THÊM: