Việc học đại học được biết đến là việc trọng đại. Đa số hiện nay tất cả mọi người đều muốn được vào đại học. Và thật tuyệt vời nếu các chủ thể sẽ có thể đỗ vào trường đại học mà bản thân mình mong muốn. Vậy, trường đại học là gì? Các cơ sở giáo dục đại học bao gồm các cơ sở nào?
Mục lục bài viết
1. Đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4
” Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.”
Khái niệm cơ sở giáo dục đại học:
– Theo Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” được biết đến là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
– Trong đó, đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền và cả nước.
– Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) được hiểu cơ bản chính là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học:
– Trước hết, ta biết rằng, cơ sở giáo dục đại học là một pháp nhân. Tuy tại điều 74
– Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên mang những đặc điểm của pháp nhân như sau:
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có tên gọi bằng tiếng Việt; tên gọi thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng có cơ quan điều hành, cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình. Pháp nhân có toàn quyền sử dụng những tài sản này mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản này hoàn toàn tách biệt với tài sản của các thành viên.
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng có quyền nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật để nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật. Nếu người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động.
Cần lưu ý rằng, cơ sở giáo dục có tư cách pháp nhân nên cơ sở giáo dục đại học cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Trường đại học trong tiếng Anh là: University.
2. Lịch sử phát triển Đại học ở Việt Nam:
– Lễ khai giảng, 15 tháng 11 năm 1945 ở trường Đại học Quốc gia Việt Nam, cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
– Đa số hiện nay các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tên là trường đại học và theo mô hình phân mảnh ngành học và phân mảnh cơ sở giáo dục của Liên Xô, tức là mỗi trường đại học tồn tại độc lập và tập trung vào một chuyên ngành hay một nhóm chuyên nhành riêng.
– Trường đại học cũng có khi là một đơn vị thành viên trong một đại học hoặc viện đại học.
– Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có mô hình trường đại học tổng hợp và trường đại học bách khoa. Các trường đại học tổng hợp tập trung vào các ngành nhân văn và khoa học cơ bản. Loại này sẽ bao gồm có Trường Đại học Tổn hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Tổng hợp Huế…
– Trường Đại học cộng đồng được biết đến là cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành được thành lập ở Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng dược thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội và kinh tế.
– Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang (1971) ở Định Tường, sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng. Các trường đại học cộng đồng khác gồm có: Duyên hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974) và Long Hồ ở Vĩnh Long.
3. Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học được chia thành các loại hình cơ bản sau đây:
– Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu.
Cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
– Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được hiểu cơ bản chính là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hàng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Cơ sở giáo dục đại học tư thực sẽ hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và được chính quyền địa phương hỗ trợ. Không thành lập cơ sở giáo dục dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
– Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.
Ví dụ một số trường đại học tư thục hay còn gọi chung là các trường đại học ngoài công lập có thể kể đến như Đại học Anh Quốc Việt Nam, Đại học RMIT, Đại học FPT, Đại học Phương Đông.
Một số trường đại học công lập như là: Đại học Bách Khoa, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Ngoại thương,…
Trên thực tế thì dù là cơ sở giáo dục đại học công lập hay cơ sở giáo dục đại học tư thục (ngoài công lập) thì đều bình đẳng trước pháp luật.