Ai có thẩm quyền kiểm tra hoạt động của quán Internet hoạt động quá giờ? Ai có thẩm quyền xử phạt đối với quán net, quán game hoạt động quá giờ theo quy định?
Pháp luật Việt Nam không cấm việc các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh các quán internet, tuy nhiên để được hoạt động thì các quán internet này cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về điều kiện hoạt động kinh doanh của quán internet. Nhưng trên tình hình thực tế khi đã được đi vào hoạt động thì rất có nhiều các quán internet hoạt động quá khung giờ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này thì trưởng công an xã có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt các quán internet hoạt động quá giờ hay không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm muốn biết. Sau đây câu trả lời của công ty LUẬT DƯƠNG GIA dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn về vấn đề này.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Mục lục bài viết
1. Quy định về khung giờ hoạt động của các quán internet
Theo quy định tại: Điểm đ, Điều 105 về xử lý vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử của Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì các quán internet chỉ được hoạt động trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày. Tuy nhiên khi đi vào thực tế hiện nay thì hầu như các quán internet đều hoạt động vào khung giờ này là chủ yếu, dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến tình hình trật tự an ninh trên địa bàn dân cư.
Mà hầu hết người chơi ở các quán internet này thường là học sinh, sinh viên trong độ tuổi thanh thiếu niên, việc hoạt động quá 22 giờ này dẫn đến tình trạng các đối tượng người chơi thường thức xuyên đêm để chơi tại các quán internet này. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người chơi.
Việc dành cả giờ để truy cập internet, tham gia vào các mạng xã hội và chơi các trò chơi điện tử trực tuyến có thể ức chế sự phát triển thể chất, khả năng cũng như tinh thần của người chơi có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập cũng như dễ tham gia vào các tệ nạn xã hội. Đây là tác hại của internet đang ảnh hưởng đến nhiều trẻ em cả ở vùng nông thôn và thành thị.
2. Thẩm quyền của trưởng công an xã
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã
Trưởng Công an xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên về hoạt động của Công an xã.
Nhiệm vụ quyền hạn của trưởng công an xã được quy định như công an xã tại điều 9 của Pháp lệnh công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 như sau công an xã là lực lượng nòng cốt ây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngoài ra công an xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính, lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Xem thêm: Quy định về tổ giám sát, đoàn giám sát, ban giám sát đầu tư cộng đồng
Nghị định 72/2013/NĐ-CP nghị định quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ internet và truyền thông mạng.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, tần số vô tuyến điện,công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Pháp lệnh công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Qua công tác tuần tra tôi phát hiện có quán internet trên địa bàn xã hoạt động quá 22 giờ, nên đã lập biên bản, vậy tôi xin hỏi trưởng công an xã có được xử phạt không và mức phạt là bao nhiêu? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng như sau:
Xem thêm: Quản lý thị trường có được khám nhà, kiểm tra kho không?
Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;
2. Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
3. Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các điều cấm quy định tại Điều 5 của nghị định này, quyền và nghĩa vụ của người chơi quy định tại điều 37 Nghị định này.
4. Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của
5. Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;
6. Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó;
7. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;
Xem thêm: Công dân có quyền kiểm tra chuyên đề làm việc của cảnh sát giao thông không?
8. Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau;
9. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
10. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”
Điều 37: Quyền và nghĩa vụ của người chơi
Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp Luật;
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;
3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;
Xem thêm: Mức xử phạt khi mở quán game, quán internet quá giờ?
4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật;
5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định trên, thì các quán Internet chỉ được hoạt động, kinh doanh trong thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm, pháp luật cấm các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mở cửa từ sau 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng.
Trường hợp quán internet hoạt động quá giờ quy định cho phép (sau 22 giờ đêm) là trái với quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử về vi phạm các quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cụ thể như sau:
Xem thêm: Điều kiện để được thực hiện giám sát công trình xây dựng
Điều 105: Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết bảng nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng nội dung niêm yết không đầy đủ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 m;
b) Không thể hiện đầy đủ các thông tin trên biển hiệu theo quy định;
c) Không niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
d) Không có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Xem thêm: Quy định về thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp của công an
a) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
b) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng không ký hợp đồng đại lý Internet hoặc không có văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet xác nhận là điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp;
c) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
đ) Hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày;
e) Không thực hiện đúng các quy định khác về nghĩa vụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Như vậy, theo quy định trên, trưởng công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã trong trường hợp này, tuy nhiên phải theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật dương gia về trường hợp của bạn, nếu còn vấn đề thắc mắc về pháp lý bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được luật sư và các chuyên viên tư vấn pháp lý hỗ trợ giúp bạn. Trân trọng.
Xem thêm: Giám sát tác giả là gì? Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình