Trong lĩnh vực thương mại, trọng tài thương mại là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp được lựa chọn rất nhiều. Vậy trung tâm trọng tài là gì? Thẩm quyền của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trung tâm trọng tài là gì?
Khoản 1 Điều 3
Điều 23
Trung tâm trọng tài tên tiếng Anh là: “Arbitration center”.
2. Thẩm quyền của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam:
Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
– Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập
– Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập
+ Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được các bên thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp tùy từng trường hợp. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở dạng một điều khoản của hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, nhưng bắt buộc thỏa thuận phải được lập thành văn bản. Các hình thức thỏa thuận dưới đây cũng được xem là xác lập dưới dạng văn bản:
– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
– Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin giữa các bên.
– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
– Trong giao dịch của các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng cứ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.
– Qua trao đổi về đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận của một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Tuy nhiên đối với các trường hợp dưới đây, thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu:
– Thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
– Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người xác lập không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
– Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
– Hình thức của thỏa thuận không phù hợp với các quy định được nêu ở trên.
– Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
– Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị.
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
– Đơn đăng ký hoạt động;
– Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
– Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký.
Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
– Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
– Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
– Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
– Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
– Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.
Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài.
Quyền và nghĩa vụ của trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 28 Luật trọng tài thương mại 2010, cụ thể:
“Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
1. Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.
2. Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
4. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này.
5. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.
7. Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
8. Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
9. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
11. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, có thể hiểu trung tâm trọng tài có những quyền và nghĩa vụ sau đây: Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này; xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình; gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố; chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này; cung cấp dịch vụ trọng tài, hòa giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật; cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp; thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài; trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên; báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động; lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài
Hoạt động của Trung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Các trường hợp được quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài;
– Bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động và trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài.
3. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Phương thức giải quyết bằng trọng tài đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các bên giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng. Trung tâm trọng tài thường tổ chức theo cơ cấu bao gồm ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm. Bộ máy của trung tâm trung tài đơn giản, gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký do chủ tịch trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch trung tâm trọng tài là trọng tài viên. Trung tâm trọng tài có danh sách trọng tài viên. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
– Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tạo được sự linh hoạt, thuận lợi, chủ động cho các bên khi không phải tham gia qua nhiều cấp xét xử. Các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng và thủ tục tố tụng của trọng tài cũng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng tại
– Phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao vì các bên được toàn quyền tự lựa chọn trọng tài viên. Việc chỉ định trọng tài viên giúp các bên chọn được trọng tài viên kinh nghiệm, có uy tín, kiến thức sâu rộng về vấn đề tranh chấp.
– Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài không công khai giúp các bên bảo vệ được uy tín của mình và các bí mật kinh doanh.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật trọng tài thương mại 2010.