Vấn đề việc làm đang là một vấn đề được rất nhiều người và cả xã hội quan tâm. Sự xuất hiện của Tổ chức dịch vụ việc làm có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, để vận hành thị trường hàng hóa sức lao động. Vậy trung tâm giới thiệu việc làm là gì?
Mục lục bài viết
1. Trung tâm giới thiệu việc làm là gì?
Trung tâm giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập làm chức năng dịch vụ công về việc làm theo quy định của pháp luật.
Trung tâm giới thiệu việc làm tên tiếng Anh là: “Job center”.
2. Vai trò, tổ chức của trung tâm giới thiệu việc làm:
Theo Điều 36
Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
– Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
– Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị – xã hội thành lập.
– Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định theo quy định của pháp luật; người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37 Luật việc làm 2013
– Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
Nhiệm vụ, vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm được quy định tại Điều 5 Nghị định 196/2013/NĐ- CP, theo đó:
Nhiệm vụ của trung tâm việc làm là:
– Hoạt động tư vấn, bao gồm:
+ Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
+ Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
+ Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm;
+ Tư vấn về chính sách, pháp
– Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:
+ Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
+ Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
– Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
– Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.
– Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
– Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập trung tâm giới thiệu việc làm
Điều kiện thành lập trung tâm giới thiệu việc làm được quy định tại Điều 3 Nghị định 196/2013/NĐ- CP, theo đó: trung tâm giới thiệu việc làm khi thành lập phải có những điều kiện sau :
– Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
– Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và người lao động.
– Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.
– Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.
– Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi thành lập phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm đặt trụ sở chính.
Quyền hạn của trung tâm giới thiệu việc làm
Quyền hạn của trung tâm giới thiệu việc làm được quy định tại Điều 7 Nghị định 196/2013/NĐ- CP, theo đó trung tâm việc làm có những quyền hạn sau đây:
– Ký kết hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
– Khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề.
– Phát hành ấn phẩm và đăng tải bản tin về thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng lao động.
– Thu phí theo quy định của pháp luật về phí.
– Tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật.
– Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
Tên gọi, cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm
Tên gọi, cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm được quy định như sau:
– Tên của Trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm: “Trung tâm dịch vụ việc làm” kèm theo tên địa phương hoặc tên cơ quan quản lý Trung tâm.
– Cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm:
+ Lãnh đạo của Trung tâm dịch vụ việc làm gồm: Giám đốc và một số Phó Giám đốc;
+ Bộ máy giúp việc của Giám đốc gồm các phòng chuyên môn, phòng phục vụ. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc Điểm hoạt động cụ thể, người có thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn, phòng phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm
Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
– Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
– Xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Hằng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Thực hiện quyền lợi của công chức, viên chức và người lao động làm việc ở Trung tâm theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện đầy đủ hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động, người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian người lao động thực hiện
– Cung cấp thông tin thị trường lao động theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Phân tích, dự báo thị trường lao động phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, Trung tâm phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về: Quyết định thành lập Trung tâm, địa Điểm đặt trụ sở chính và số điện thoại của Trung tâm.
Trước 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Trung tâm đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
– Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Trung tâm có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Những quy định về trung tâm dịch vụ việc làm:
3.1. Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm:
Nhiệm vụ của trung tâm được quy định tại Điều 38 Luật việc làm 2013 như sau:
– Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
– Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
– Thu thập thông tin thị trường lao động;
– Phân tích và dự báo thị trường lao động;
– Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
– Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật việc làm 2013 và thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
– Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
– Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
– Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
– Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
3.2. Hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm:
– Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
– Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
– Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
– Phân tích và dự báo thị trường lao động.
– Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.