Trong giai đoạn hiện nay, trung gian thanh toán được biết đến là hoạt động thực hiện kết nối truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử tại các giao dịch thanh toán. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành quy định cụ thể. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trung gian thanh toán là gì?
Mục lục bài viết
1. Trung gian thanh toán là gì?
Thực tế, ta nhận thấy rằng, quá trình phát sinh và phát triển của các quan hệ thanh toán tiền tệ để phục vụ các giao dịch dân sự và thương mại có sự gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ở giai đoạn hiện nay. Hầu hết các quan hệ thanh toán đều sẽ được thực hiện cụ thể dưới hai hình thức cơ bản sau đây: Đó chính là hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt trong giai đoạn hiện nay được hiểu cơ bản chính là hình thức các chủ thể thực hiện việc thanh toán mà chủ thể người có nghĩa vụ chi trả (cụ thể là người mua hàng hoá, người nhận cung ứng dịch vụ và một số đối tượng khác) sử dụng tiền mặt nhằm mục đích để chi trả cho chủ thể là người thụ hưởng (cụ thể là người bán hàng hoá, người cung ứng dịch vụ và một số đối tượng khác). Hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt đã ra đời và nó cũng gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hội của các tổ chức trung gian thanh toán trong từng thời kì cụ thể của xã hội hiện nay.
Về không gian, hoạt động trung gian thanh toán của các chủ thể trên thực tế cũng có thể thấy thực chất chính là hoạt động trong nước và hoạt động trung gian thanh toán cũng có thể là hoạt động quốc tế. Thanh toán ở trong nước được hiểu cơ bản chính là giao dịch thanh toán được xác lập, thực hiện và sẽ kết thúc ở trên lãnh thổ Việt Nam. Thanh toán quốc tế cũng được hiểu là hoạt động thanh toán trong đó có ít nhất 1 bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trung gian thanh toán được hiểu cơ bản chính là một dịch vụ hoạt động giống như là cổng thanh toán cho phép các chủ thể là những doanh nghiệp Thương mại điện tử sẽ được quyền chấp nhận các loại thanh toán trực tuyến khác nhau.
2. Trung gian thanh toán trong tiếng Anh là gì?
Trung gian thanh toán trong tiếng Anh là: Payment intermediary.
3. Pháp luật về trung gian thanh toán:
Trong nền kinh tế thị trường như ở giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy, thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán thực chất chủ yếu chính là việc mà các chủ thể trên thế giới hiện nay thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Việc các chủ thể thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt có những vai trò rất lớn. Thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán trên thực tiễn không những phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội mà việc các chủ thể thực hiện thanh toán trung gian này thực chất còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của xã hội.
Bên cạnh đó thì ta cũng thấy được rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã tạo điều kiện cho các trung gian thực hiện được các dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách nhanh chóng và chính xác. Cùng với đó, thì thông qua việc mở rộng hình thức thanh toán của các chủ thể mà không dùng tiền mặt, các ngân hàng có điều kiện tập trung được lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế làm nguồn vốn tín dụng ngăn hạn.
Thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán cũng sẽ không giống như thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán sẽ bao gồm các chủ thể sau đây: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.
– Chủ tài khoản thanh toán được biết đến là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản là cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân; chủ tài khoản của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.
– Chủ thể là người nhận tiền (người thụ hưởng thanh toán) được hiểu là người được hưởng một khoản tiền do đã giao hàng hay cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặc do thiện chí của người khác.
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm các đối tượng sau:
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là ngân hàng Nhà nước.
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là gân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Ngân hàng).
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo nguyên tắc chung, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên thực tê sẽ có nghĩa vụ thực hiện đúng, kịp thời các uỷ nhiệm của các chủ thể là khách hàng đồng thời giúp cho chủ thể là người trả tiền và người nhận tiền thực hiện việc giám sát các điều kiện thanh toán đã được thoả thuận.
Trong số các trung gian thực hiện dịch vụ thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước chính là hai chủ thể cung cấp các dịch vụ thanh toán không thuần túy mang tính chất kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán, tổ các quy định của pháp luật về thanh toán qua các trung gian thanh toán cụ thể như: trình tự, thủ tục lập và nộp các chứng từ thanh toán vào các trung gian thanh toán, xác định những điều kiện chi trả tiền của mình và những điều kiện chi trả tiền ấy cũng sẽ cần phải phù hợp với những cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, chủ thể là người trả tiền trên thực tế cũng sẽ có quyền khước từ hoặc khiếu nại về số tiền đã trả nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định của pháp luật.
4. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
Theo quy định của pháp luật, các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể như sau:
– Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt dộng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;
– Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;
– Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
– Điều kiện về nhân sự của các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
+ Chủ thể là người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép sẽ cần phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.
+ Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành cần có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm.
– Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng sẽ có sự độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ cần phải đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật hiện hành.
– Quy định về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật khi cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính; dịch vụ bù trừ điện tử; tổ chức cung ứng dịch vụ sẽ cần phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các chủ thể là những bên liên quan.
+ Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho cá chủ thể là những khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng; tổ chức cung ứng dịch vụ theo quy định pháp luật sẽ cần phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để nhằm mục đích thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức.
Thực tế thì lĩnh vực trung gian thanh toán tại Việt Nam giai đoạn này được đánh giá là rất tiềm năng, phát triển và thu hút nhiều chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài góp vốn. Sự tham gia của các chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài giúp các tổ chức trung gian thanh toán Việt Nam có thêm nguồn tài chính, cơ hội học hỏi kỹ năng quản lý, tiếp nhận công nghệ hiện đại, nhưng điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
–
– Nghị định số 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của