Luật trưng cầu ý dân là đạo luật quy định về một trong những cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp nên cũng cần đặt trong mối quan hệ đảm bảo sự phù hợp của Luật trưng cầu ý dân với các đạo luật quy định những vấn đề liên quan đến thực hành dân chủ, bao gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
1. Trưng cầu ý kiến là gì?
– Trưng cầu ý kiến được hiểu là quyền tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, trên thực tế công dân Việt Nam chưa có điều kiện sử dụng quyền này do chưa có những quy định cụ thể về nguyên tắc, đối tượng, nội dung, bảo đảm về tài chính và thông tin, thủ tục tiến hành, đánh giá kết quả và giá trị của kết quả trưng cầu ý dân… Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trung cầu ý dân cho thấy Hiến pháp chỉ quy định rất khái quát ở 3 điểm sau đây:
Tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là quyền cơ bản của công dân (Điều 53);
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trung cầu ý dân là Quốc hội (Điều 84); Cơ quan có trách nhiệm tổ chức trung cầu ý dân là Uỷ ban thường vụ Quốc hội và cơ quan này tổ chức trưng cầu ý dân trên cơ sở quyết định của Quốc hội (Điều 91).
Như vậy, Quy chế trao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội thẩm quyền quy định một số vấn đề về thủ tục tiến hành và xác định kết quả một cuộc trưng cầu ý dân. Trên thực tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa có hoạt động cụ thể nào để thực hiện thẩm quyền này. Có thể kết luận quy định của Quy chế về việc tổ chức trưng cầu ý dân cũng chưa cụ thể, không đủ để có thể đi vào cuộc sống.
2. Trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ nào?
– Luật trưng cầu ý dân sẽ được xây dựng phải bao gồm những quy định cụ thể, chi tiết để công dân có thể thực hiện được quyền chính trị cơ bản này. Nhà nước quy định và bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền tự do dân chủ, quyền bầu cử đại biểu vào các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, quyền tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là biểu hiện trực tiếp cao nhất nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc nhà nước bảo đảm quyền tự do ý chí của công dân trong các cuộc trưng cầu ý dân có thể coi như là sự cho các hình thức dân chủ đại diện, cùng với dân chủ đại diện tạo điều kiện cho công dân tham gia một cách tích cực và hiệu quả nhất vào quyết định những công việc hệ trọng của đất nước và của địa phương.
– Luật trưng cầu ý dân là đạo luật mang tính toàn diện tức là trong đó bao hàm quy định về mọi vấn đề liên quan đến quá trình đề xướng, chuẩn bị, tổ chức tiến hành, xác định kết quả cũng như đánh giá và sử dụng kết quả các cuộc trưng cầu ý dân. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đó là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Chính vì vậy Nhà nước phải đảm bảo tiến hành trưng cầu ý dân trên cơ sở tự do, tự nguyện, không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ cơ quan, tổ chức nào ép buộc hoặc cản trở công dân sử dụng quyền này.
– Thành phần tham gia trưng cầu ý dân bao gồm mọi công dân có quyền bầu cử, có thể bao gồm cả công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (ở những nơi có điều kiện thành lập khu vực trưng cầu ý dân hoặc tổ cầu ý dân).
– Những vấn đề thuộc đối tượng trưng cầu ý dân cần được quy định theo hướng mở, tức là theo cách liệt kê và thêm “các vấn đề khác do Quốc hội quyết định”. Quy định như vậy một mặt đảm bảo tính kịp thời khi cần trưng cầu ý dân về một vấn đề trọng trong đời sống chính trị – xã hội của quan đất nước mà luật chưa quy định; mặt khác, với cách quy định như vậy chúng ta sẽ có thể tiến hành hai hình thức trưng cầu ý dân là trưng cầu ý dân bắt buộc và trưng cầu ý dân khi Nhà nước thấy cần (tùy nghi). Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy những trường hợp trưng cầu ý dân bắt buộc cần phải được quy định trong Hiến pháp.
– Cũng cần quy định về phạm vi tiến hành trưng cầu ý dân và liên quan tới nó là thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân. Luật quy định phạm vi trưng cầu ý dân đến cấp nào thì cũng phải quy định thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân cho cơ quan đại diện của dân (cơ quan quyền lực nhà nước) cấp đó.
– Về giá trị của kết quả trưng cầu ý dân thì chỉ nên tiến hành các cuộc trưng cầu ý dân có tính quyết định, tức là những cuộc trưng cầu ý dân mà kết quả có giá trị bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước. Nhân dân quyết định như thế nào thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm căn cứ vào đó để ban hành quyết định tương ứng. Nhiều nước quy định kết quả trưng cầu ý dân bắt buộc được coi là quyết định cuối cùng, có hiệu lực pháp lý ngay mà không cần sự phê chuẩn của bất cứ cơ quan nào, bất cứ cấp chính quyền nào. Có như vậy trưng cầu ý dân mới thực sự là việc nhân dân quyết định.
– Hình thức lấy ý kiến nhân dân tạo điều kiện cho nhân dân có thể đóng góp nhiều hơn mà ít tốn kém hơn cho nhà nước. Nếu tổ chức trung cầu ý dân thì phải có văn bản phát kèm theo cho từng người tham gia trưng cầu; còn trong trường hợp tổ chức lấy ý kiến nhân dân thì có thể cho đăng tải văn bản trên báo, phát tin trên đài truyền thanh, truyền hình, gửi dự thảo văn bản cho cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức góp ý…
– Luật trưng cầu ý dân là đạo luật có hiệu lực trực tiếp và được áp dụng chung cho tổ chức trưng cầu ý dân trên phạm vi cả nước và trên phạm vi các địa phương. Các quy định của luật phải rất cụ thể, chi tiết để có thể áp dụng được ngay và áp dụng thống nhất trên cả nước, không cần phải ban hành Nghị định quy định chi tiết. Đặc biệt lưu ý là phần các quy định về thủ tục bởi Luật trưng cầu ý dân là đạo luật duy nhất quy định thủ tục tiến hành một hoạt động dân chủ trực tiếp, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền hiến định của mình trong việc tham gia vào thực thi quyền lập pháp, tham gia quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước.
– Luật trưng cầu ý dân ra đời được coi là đạo luật quy định nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành, xác định và đánh giá kết quả đối với một hoạt động quan trọng được Hiến pháp quy định nên trước hết nội dung của nó phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp. Luật phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm lấy ý kiến nhân dân những năm qua và tham khảo, học tập, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài.
– Việc Quốc hội xem xét và quyết định tiến hành trưng cầu ý dân cả trong trường hợp tổ chức trưng cầu ý dân trên phạm vi cả nước và cả trong những trường hợp tổ chức ở các địa phương sẽ là một sự quá tải rất lớn đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi Quốc hội Việt Nam không phải là cơ quan hoạt động thường xuyên. Còn nếu muốn đưa việc tiến hành trưng cầu ý dân ở các địa phương vào phạm vi điều chỉnh của Luật thì có lẽ trước đó (hoặc đồng thời) phải tiến hành kiến nghị sửa đổi quy định của Hiến pháp về thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân. Ngoài ra cũng cần xác định rõ phạm vi khái niệm trưng cầu ý dân ở địa phương giới hạn đến cấp nào. Có ý kiến cho rằng chỉ nên tổ chức trưng cầu ý dẫn trên phạm vi cả nước và ở cấp tỉnh; cũng có ý kiến cho rằng nên mở rộng đến cả cấp huyện và cấp xã. Có ý kiến cho rằng những vấn đề lâu nay vẫn tổ chức lấy ý kiến nhân dân ở cơ sở đều có thể đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật trưng cầu ý dân…
– Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân trên phạm vị cả nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Hiến pháp cần quy định cho hội đồng nhân dân cấp tỉnh thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân trên phạm vi tỉnh. Đối với những vấn đề thuộc phạm vi cấp huyện và cơ sở không nên tổ chức trưng cầu ý dân mà làm như lâu nay vẫn làm là tốt nhất bởi nếu trưng cầu ý dân thì phạm vi tham gia của dân sẽ thu hẹp chỉ ở khâu quyết định (đồng ý hay không đồng ý) thay vì tham gia vào cả quá trình từ khởi xướng, xây dựng nội dung, trực tiếp quyết định, trực tiếp thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật trưng cầu ý dân 2015.