Quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự? Quy định về người giám định trong tố tụng dân sự?
Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự là một hoạt động vô cùng quan trọng nhằm mục đích để chứng minh, thu thập chứng cứ góp phần đảm bảo việc giải quyết vụ án dân sự được khách quan, công bằng và từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi đương sự. Mỗi chủ thể trong vụ án dân sự cần hiểu rõ hơn về hoạt động tố tụng trưng cầu giám định, yêu cầu giám định và vận dụng chúng một cách chính xác để giúp giải quyết vụ việc hiệu quả. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự:
Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định là biện pháp thu thập chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 102
– Các đương sự có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
– Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, các Thẩm phán sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định của Toà án cần phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
– Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án sẽ yêu cầu các chủ thể là người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
– Căn cứ theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
– Việc giám định lại sẽ được thực hiện trong trường hợp khi có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp và các quy định cụ thể khác có liên quan.
Ngoài ra, biện pháp trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự được quy định chi tiết tại luật chuyên ngành là
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 hiện là 02 văn bản luật quan trọng là cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng và đương sự áp dụng khi thực hiện biện pháp thu thập chứng cứ này.
Theo quy định cụ thể nêu trên, ta hiểu về biện pháp trưng cầu giám định, yêu cầu giám định như sau:
Hiện nay, việc trưng cầu giám định hay yêu cầu giám định đều hướng tới mục tiêu chung đó là bản kết luận giám định có nội dung kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của người yêu cầu giám định dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, để có kết luận giám định, các chủ thể có thể tiến hành bằng hai hình thức bao gồm: Trưng cầu giám định và yêu cầu giám định:
– Trưng cầu giám định được hiểu là một hình thức do cơ quan Tòa án tiến hành ra Quyết định trưng cầu giám định khi các đương sự trong vụ án dân sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết.
Ta nhận thấy biện pháp thu thập chứng cứ trưng cầu giám định là một biện pháp nhằm thu thập chứng cứ do Tòa án tiến hành dựa trên cơ sở yêu cầu của đương sự. Đối với trường hợp khi các đương sự không có yêu cầu nhưng nếu xét thấy việc trưng cầu giám định là cần thiết nhằm mục đích giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ khoa học để tìm đến sự thật khách quan của vụ án và vạch ra kế hoạch giải quyết vụ án đúng hướng vì hoạt động trưng cầu giám định sẽ cung cấp cho Thẩm phán những thông tin chuyên môn mà bản thân Thẩm phán cũng như đương sự không tự mình biết được thì Tòa án có thể tự quyết định việc trưng cầu giám định.
Đối với trường hợp nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy kết luận giám định không đầy đủ, không rõ ràng hoặc có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật thì Tòa án có thể yêu cầu các chủ thể là người giám định giải thích kết luận giám định hoặc triệu tập người đó đến phiên tòa, phiên hòa đến hỏi những nội dung cần thiết.
Nếu các đương sự có yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
Cần lưu ý đối với việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giám định lại thì việc giám định lại chỉ được thực hiện trong trường hợp có căn cứ xác định việc giám định lần đầu không chính xác, không khách quan, có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo quyết định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
– Yêu cầu giám định được hiểu là việc các đương sự tự mình yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định với điều kiện tiên quyết là đương sự đã yêu cầu Tòa án thực hiện việc trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Nội dung này cũng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 cụ thể như sau: các chủ thể là người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn bảy ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Khi đã hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định theo đúng quy định pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì khi xét thấy cần làm rõ nội dung vụ việc dân sự hoặc theo yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu giám định. Việc trưng cầu giám định hay yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề mà các chủ thể đang còn đang hoài nghi, làm căn cứ cơ sở để Thẩm phán ra quyết định cuối cùng một cách khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia hoạt động tố tụng dân sự.
2. Quy định về người giám định trong tố tụng dân sự:
Theo khoản 1 Điều 2
Tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đưa ra quy định người giám định là những người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định khi Tòa án trưng cầu giám định hoặc khi đương sự có yêu cầu.
Nhằm mục đích thực hiện công việc của mình, các chủ thể là người giám định được quyền đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định, được đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định, và có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan. Các chủ thể là người giám định còn có các quyền và nghĩa vụ nhất định khác theo quy định của pháp luật.
Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong trường hợp cụ thể như sau:
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong trường hợp các chủ thể là người giám định đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi có căn cứ cho rằng người giám định không vô tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp không được giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng một vụ án.
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Hiện nay, ta thấy rằng, trong tố tụng dân sự, các chủ thể là người giám định trong nhiều vụ án có vai trò to lớn góp phần quan trọng giúp Tòa án đưa ra phán quyết công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án dân sự. Chính vì thế, người giám định phải khách quan, vô tư. Do vậy, pháp luật đưa ra các quy định về việc người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi để hạn chế sự thiết lập những mối quan hệ trực tiếp giữa người giám định và các bên đương sự, nhờ đó mà người giám định mới có thể đưa ra những đánh giá khách quan đảm bảo công bằng cho cả hai bên.
Không những thế, Tòa án cũng cần lựa chọn người giám định có đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp với đối tượng được giám định trong vụ án. Việc này nhằm giúp cho đương sự có cơ hội bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ thông qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.